Trong những tháng đầu mang thai thai, mặc dù cơ thể của bản không có nhiều thay đổi về ngoại hình. Nhưng ẩn trong đó là sự phát triển nhanh đến không tưởng của thai nhi. Mang thai 6 tuần, thai nhi sẽ thực sự khác với khi đang ở tuần thứ 5. Thai nhi 6 tuần tuổi thay đổi như thế nào? Cùng singlemum theo dõi nhé.
“Thử thách ngọt ngào” của mẹ khi mang thai 2 tháng
Mang thai 6 tuần thai nhi phát triển như thế nào?
Ở tuần thứ 5, thai nhi mới chỉ hình thành tim, não bộ nhưng qua tuần thai thứ 6, bé đã lớn hơn rất nhiều. Một số bộ phận trên mặt bé đã xuất hiện như mắt, chóp mui, miệng… trong miệng bé đã có lưỡi và những dây thanh âm dần xuất hiện. Tay và chân cũng đang nhú ra mặc dù chưa thành hình, nhưng chỉ một vài tuần nữa là bé đã có thể cử động được rồi đó.
Mang thai 5 tuần, sự thay đổi thầm lặng đầy bất ngờ
Đầu bé lúc này trông thật to, mất cân xứng và trong đó, bộ não đang phát triển rất nhanh chóng. Khi tới một tháng tuổi nhất định, tủy xương của bé sẽ sản xuất hồng cầu. Nhưng thai nhi 6 tuần tuổi chưa có tủy xương, chính vì vậy gan sẽ tạm thời làm thay nhiệm vụ này tới khi tủy sẵn sàng.
Thai nhi đã xuất hiện tuyến tụy và ruột thừa, riêng với đảo tụy, đây là bộ phận sản xuất ra hormone insulin. Đây là một loại hormone quan trọng trong việc chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra insulin là nhân tố chính giúp chuyển hóa carbohydrate.
Mang thai 6 tuần, dây rốn của bé đã được hình thành từ một phần của ruột. Dây rốn sẽ giúp vận chuyển dưỡng chất đi nuôi cơ thể nhờ những mạch máu.
Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 6 tuần
Cảm xúc trở mặt “nhanh như lật bánh tráng”
Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, cảm xúc của bạn giống như những nhịp sóng. Chợt xuất hiện rồi chợt biến mất, bất chợt bạn cảm thấy thật vui vì sự xuất hiện của thiên thần nhỏ, lại có thể buồn, khóc ngay khi thấy một chú chó hoặc một đứa trẻ . Nghe thật kì lạ, nhưng những ai đang trong giai đoạn này sẽ hiểu được. Bạn có như vậy không?
Những cơn ốm nghén vẫn đeo bám
Ốm nghén là một trong những điều khó chịu nhất trong thai kì. Bạn thường xuyên xuất hiện cảm giác buồn nôn, chán ăn. Thậm chí bạn có thể ói ngay khi ngửi thấy mùi hương món ăn, mặc dù trước đây bạn rất thích chúng. Ốm nghén cũng làm cho bạn chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Về nguyên nhân của ốm nghén đến bây giờ vẫn chưa có hồi kết. Và nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết ốm nghén sẽ hết sau 12 tuần. Nhưng đôi khi, ốm nghén sẽ theo bạn tới hết thai kì. Nhưng bạn đừng lo, chỉ có một vài trường hợp thôi nhé.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Trong thai kì, sự thay đổi của hormone là lượng máu tăng lên, hệ tuần hoàn làm việc nhiều hơn. Điều này làm cho thận phải lọc máu nhiều hơn nên bạn sẽ thường xuyên thấy mắc tiểu. Ngoài ra, mang thai 6 tuần, kích thước của thai nhi lớn dần chèn ép vào bàng quang cũng gây ra hiện tượng tiểu nhiều.
Bạn cần lưu ý gì khi mang thai 6 tuần
Dinh dưỡng luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu, đặc biệt trong thời gian đầu mang thai. Bạn cần kiêng khem một số loại thực phẩm có hại cho bản thân và thai nhi. Cũng cần đảm bảo một chế độ ăn giàu dưỡng chất để đảm bảo sử phát triển của 2 mẹ con.
2 tháng đầu mang thai nên ăn gì?
Luyện tập thể dục cũng cần thiết. Sớm thôi cơ thể bạn sẽ có sự thay đổi lớn về trọng lượng. Tập luyện phần cơ thể dưới bằng những bài yoga và đi bộ sẽ giúp cơ thể làm quen với sự gia tăng cân nặng này.
Giữ tinh thần vui vẻ, tinh thần của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển về não bộ của con. Bạn cần giữ tình thần lạc quan, có thể đi shopping, đọc sách, xem phim… bạn có quyền nuông chiều bản thân một chút.
Tìm hiểu về tiền sản qua các khóa học, tài liệu.
Thăm khám bác sĩ định kì
Với những thông tin về mang thai 6 tuần trên, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình mang thai. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin từ singlemum.vn.
8 dấu hiệu thai kì khỏe mạnh để bạn theo dõi
Chúc bạn có một thai kì khỏe mạnh!