Tổ yến chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Nhưng mang thai ăn yến như thế nào để hấp thu tốt nhất dinh dưỡng có trong tổ yến?
Giá trị dinh dưỡng của tố Yến
Yến sào được làm từ chính tổ của loài chim yến. Trong mùa sinh sản, Chim yến sẽ tiết ra nước bọt của mình để xây tổ. Trong nước bọt của chim yến chứa giá trị dinh dưỡng cực kì tốt cho sức khỏe. Từ xa xưa, tổ yến đã được xếp vào hàng cao lương mỹ vị và chỉ có bậc vua chúa, thượng lưu mới được sử dụng.
Yến sào chứa lượng protein cực kì cao tới 45-55%, trong đó có tới 18 loại acid amin, có thể kể tới như: aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ,các mô và da; có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalamine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời; tyrosine và acid syalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp…
Trong yến sào cũng chứa tới 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của con người. Nhiều nguyên tố cần thiết cho sự phát triển trí não như canxi, sắt, mangan, brom,kẽm và đồng.
Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len. Yến sào chứa đường galactose mà không có chất béo. Threonine có trong yến sào hỗ trợ hình thành collagen và elastin – là hai chất tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống. Chất Trytophan giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh…
Tổ Yến giúp người cao tuổi cải thiện không chỉ về thể chất mà còn về trí não như: chống lão hóa cột sống (Lysine), chống viêm khớp (Methionine) cải thiện trí nhớ (Phenylalanine), điều chỉnh lượng đường trong máu (Leucine), các vấn đề về gan (Threonine), đường ruột (Histidine), tăng khả năng hấp thụ canxi. Đặc biệt acid syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận)
2 tháng đầu mang thai nên ăn gì?
Mang thai ăn yến tốt như thế nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và đông y, tổ yến vị ngọt, tính bình, bổ phế tác dụng tăng cường sức đề kháng, tinh thần minh mẫn, trí nhớ tăng cường. Yến được chế biến thành các món ăn cho người suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn và đặc biệt tốt cho bà bầu.
Bà bầu ăn yến góp phần tăng cường sức đề kháng, cải thiện làn da. Cơ thể bà bầu sẽ nhận được nhiều axit amin, protein và khoáng chất tốt cho cả thai kỳ. Bên cạnh đó, mang thai ăn yến còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Một số người quan nhiệm tổ yến tính mát, bà bầu ăn yến trong thai kỳ có thể gây ra tình trạng hen suyễn ở trẻ sau khi chào đời hoặc khiến trẻ bị dị ứng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết không có nghiên cứu nào chứng minh việc mang thai ăn tổ yến sẽ gây ra những triệu chứng này ở bé.
Mang thai ăn yến như thế nào
Mẹ bầu có thể chế biến nhiều món ăn với yến sào sau giai đoạn ốm nghén liên tục để bổ sung dưỡng chất bị thiếu hụt với liều lượng khoảng 3g mỗi ngày, tần suất 3 lần/tuần. Thông thường, đa số các bà bầu đều chưng tổ yến cùng hạt sen hoặc táo đỏ và đường phèn để cơ thể dễ hấp thu dưỡng chất.
Để biến món yến sào chưng hạt sen hoặc táo đỏ, bà bầu cần chuẩn bị: 3g yến sào, 16g hạt sen khô hoặc táo đỏ cùng 3 muỗng cà phê đường phèn.
Bước đầu tiên, bà bầu ngâm yến với nước sạch khoảng 10 phút cho sợi nở mềm. Hạt sen hoặc táo đỏ cũng đem ngâm mềm khoảng 30 phút. Đường phèn hòa tan với nước để nhanh thấm khi chưng.
Tiếp theo, bà bầu bắt đầu chưng cách thủy tổ yến trên ngọn lửa nhỏ trong vòng 20 phút song song với việc luộc hạt sen cho chín mềm. Khi hạt sen đã chín, thêm vào chén yến đang chưng. Nếu không dùng hạt sen, bà bầu có thể cho táo đỏ vào chưng.
Tiếp tục cho nước đường phèn vào chưng khoảng 5 phút để các tinh chất thấm đều vào nhau. Sau cùng, bà bầu múc ra chén và thưởng thức khi còn ấm. Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất nếu bà bầu muốn ăn yến để bồi bổ cơ thể trong thai kỳ.
Xem thêm:
Mang thai ăn yến sẽ rất tốt cho cả mẹ và thai nhi. Để sử dụng yến hiệu quả, mẹ bầu có thể tham khảo cách chế biến trên hoặc nhiều phương pháp nấu khác nhau để sử dụng.