Lật hiện tượng tự nhiên đối với sự phát triển của trẻ. Lật giúp trẻ phát triển các cơ xương, vì vậy các mẹ phải có phương pháp dạy trẻ lật một cách hiệu quả nhất. Tìm hiểu cách dạy trẻ tập lật đúng cách và hiệu quả để có thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Học mẹ nhật bí quyết dạy trẻ sơ sinh thông minh
- Chế biến thực đơn ăn dặm bổ dưỡng với nước mía cho bé
- Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng
Các bà mẹ đều mong muốn con mình phát triển được tốt nhất trong những năm tháng đầu đời. Tập cho bé lật sẽ giúp phát triển các cơ xương cổ, cơ xương đầu và xương sống.
Dạy trẻ tập lật đúng cách
Theo các chuyên gia mẹ nên dành 20 phút mỗi ngày để tập cho bé lật và chia ra nhiều lần nhỏ, mỗi lần diễn ra từ 3-5 phút. Bài tập lật theo phương pháp truyền thống buộc bé yêu của bạn nằm sấp trên sàn nhà và bé phải luôn ngẩng đầu lên phía trên.
Khi mẹ dạy bé tập lật, có thể hát cho bé nghe, nói chuyện với bé,… sẽ mang lại kết quả tốt hơn và giúp bé cảm thấy hào hứng tập luyện hơn.
Phương pháp tập lật cho bé
- Cho trẻ nằm sấp, bé sẽ ngẩng đầu lên, các bắp cơ ở cổ và lưng đã có thể chịu lực. Mẹ có thể để đồ chơi của bé ở trên cao một chút, khi bé với tới bé sẽ ngẩng đầu cao hơn. Sau đó, mẹ có thể lấy đồ chơi bé yêu thích và gọi để bé ngẩng đầu lên. Mẹ nên vừa chơi vừa trò chuyện cùng bé. Không cần lật người bé lại để bé quen với tư thế này.
- Cho bé nằm ngửa, mẹ hãy đưa tay xuống phía dưới lưng bé, đỡ lấy lưng bé để bé có thể lật người lại. Nếu như sau khi lật qua, bé đè lên cánh tay, rút ra không được và khóc, bạn có thể giúp bé lấy tay ra, sau đó từ từ tập cho bé tự rút tay ra.
- Mẹ cho bé nằm nghiêng, rồi mẹ có thể đỡ lưng, giúp trẻ lật người qua bên phải hoặc bên trái. Hoặc mẹ để bé nằm nghiêng, sau đó từ một hướng khác gọi bé, dùng đồ chơi “dụ” bé, để bé có thể tìm ra cách tốt nhất di chuyển thân người.
- Mẹ có thể khuyến khích bé tập lật qua trò chơi. Ban đầu mẹ cầm đồ chơi ở gần và khuyến khích bé lăn đến. Sau đó từ từ tăng dần khoảng cách.
Một số bé biết lật ngửa khi được 3 tháng tuổi. Đến tháng thứ 5 và thứ 6 bé biết lật úp và có thể nhấc đầu lên cao, chống tay, cong lưng lại và nhấc ngực lên khỏi mặt đất, đá chân và bơi bằng hai tay. Tất cả những hoạt động này giúp các cơ bắp của bé tiếp tục phát triển.
Có bé sẽ không bao giờ học lật mà chuyển hẳn sang giai đoạn bò và ngồi. Mẹ cũng đừng quá lo lắng, miễn sao bé học được các kỹ năng mới và ngày càng phát triển là ổn. Việc học lật được xem là bước đệm cho bé học ngồi và bò. Khi cổ, lưng, chân và cánh tay của bé khoẻ mạnh hơn thì bé sẽ sớm biết ngồi và bò.
Tuy nhiên nếu bé của bạn đã 6 tháng nhưng không hề thích thú với các hoạt động lật hay ngồi và cũng không thích thú với môi trường xung quanh thì mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Lưu ý khi mẹ tập lật cho bé
Không nên cho bé tập lật khi vừa bú no sữa hoặc lúc đó bé không cảm thấy thoải mái. Nếu không bé sẽ không “hợp tác” với mẹ trong quá trình luyện tập hay thậm chí là sợ hãi và òa khóc.
Khi tập lật cho trẻ mẹ nên quan sát các hoạt động của bé. Không nên để bé trên bàn hay trên giường cao vì những lúc mẹ không để ý bé sẽ lật lăn xuống đất rất nguy hiểm. Mẹ nên để bé nằm trên sàn nhà có không gian rộng rãi và thoải mái.
Không nên cho bé tập lật trong thời gian dài sẽ làm bé bị tức ngực và mệt mỏi, mỗi lần chỉ nên tập cho trẻ lật từ 3 – 5 phút.
Tác dụng của việc tập lật
Lẫy là một kỹ năng đặc biệt quan trọng của trẻ bởi đây là bước đầu tiên giúp bé có thể tự mình dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Bé biết lật không chỉ giúp tăng vận động tự lập mà còn hỗ trợ cho bé học ngồi, bò và đứng về sau.
Học lật rất có lợi cho quá trình phát triển của bé, vì lúc này, bé sẽ có thể nhìn mọi thứ xung quanh theo một cách hoàn toàn mới, tầm nhìn được mở rộng hơn, có khả năng quan sát môi trường xung quanh với nhiều góc độ khác nhau.
Quá trình lật cũng sẽ giúp tránh được việc trẻ sơ sinh bị móp đầu, vì khi bé nằm quá nhiều, chứng bẹp đầu là điều khó tránh khỏi. Do đó, các mẹ cần lưu ý để nhận biết thời điểm trẻ tập lật và có cách dạy con lật đúng cách và hiệu quả.
Nguồn: Sưu tầm