Mang thai 19 tuần, về cơ bản, mẹ sẽ không có thay đổi gì đáng kể so với tuần thứ 18 và 17. Một số thay đổi nhỏ trên cơ thể mà mẹ có thể nhận ra là một số vùng da trên người sẽ xanh xao. Nhưng mẹ đừng lo, đây không phải là dấu hiệu thiếu máu chỉ là do hormone tăng cao.
Chóp của tử cung sẽ ở ngay vị trí của rốn. Khi bụng mẹ càng to thì rốn sẽ càng thay đổi. Mẹ có biết rằng rốn chính là bộ phận duy nhất biến đổi hình dạng sau sinh không? Hẳn là mẹ không nên lo lắng vì sự thay đổi này.
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, đặc điểm nổi bật nhất của mẹ bầu là sự tăng cân và tăng kích thước vòng bụng.
Mỗi tuần mang thai, mẹ có thể tăng thêm 0,5kg nên mẹ cần ăn đầy đủ dưỡng chất nhé.
Mang thai 19 tuần bé sẽ phát triển như thế nào
Khi bé ở tuần thứ 19 thai kì, những bộ phận trên cơ thể như đã đi vào tập dợt một cách quy củ để chuẩn bị cho ngày trọng đại.
Tuyến mồ hôi được hoàn thiện hơn, bé cũng nuốt nhiều nước ối hơn đệ hệ tiêu hóa làm việc và thải ra phân xu. Thận thì lọc máu và thải nước tiểu vào bàng quang sau đó thải ra ngoài lại nước ối.
Mắt của bé đã nhạy hơn nhiều, bé cũng nghe tốt hơn nên mẹ hay chăm nói chuyện với con nhé.
Kích thước của bé tăng nhanh chóng. Mang thai 19 tuần thai nhi đã nặng khoảng 300 gram và dạy 16-17cm tính từ đầu tới chóp mông.
“mẹ ơi, trong này chật quá, con trở mình nhé” Hẳn là mẹ đã cảm thấy những chuyện động mạnh và nhiều hơn từ bé. Hoặc nếu mẹ nào trước đó chưa cảm nhận được thì bây giờ đã có thể hạnh phúc với sự nghịch ngợm của con. Điều này chứng tỏ bé đang phát triển rất tốt. Bé đang cứng cáp lên, sụn cũng chuyển dần thành mô xương.
Bác sĩ khuyên gì khi mẹ mang thai 19 tuần
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Mang thai 19 tuần điều quan trọng nhất vẫn luôn là vấn đề dinh dưỡng. Giai đoạn này trở đi, mẹ và bé cần nhiều dưỡng chất hơn cả. chính vì vậy một chế độ ăn hợp lý gồm nhiều bữa trong ngày và đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh.
Ngoài ra ngay từ trong thai kì, mẹ đã có thể ăn những thực phẩm giúp con thông minh hơn như bơ,….
Những dấu hiệu cho thấy mẹ thiếu canxi và sắt trong thai kì
Một chế độ tập luyện khoa học
Cơ thể mẹ đang phải làm quen với một trọng lượng tăng lên từng ngày. Thêm vào đó là sự mất cân bằng do vòng bụng lớn dần. Mẹ cần vận động một chút để phần chân, xương chậu, bàng quang… đủ khỏe để chịu được sức ép này.
Khi mang thai 19 tuần, mẹ có thể tập một số bài tập yoga tác động tới phần xương chậu, chân. Hoặc cùng một người bạn đi bộ 20’ mỗi ngày.
Giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan
Sự thay đổi về vóc dáng và cảm xúc rất dễ khiến bà bầu bực tức, khó chịu, thậm chí trầm cảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là não bộ.
Chính vì vậy mẹ nên chiều bản thân một chút. Có thể đi mua sắm, xem phim, nghe nhạc, đọc sách hoặc ăn… hãy suy nghĩ tích cực và lấy con làm động lực mẹ nhé.”mẹ ơi, có con đây rồi nè”
Tìm hiểu về thai giáo
Mẹ cần tìm hiểu nhiều thông tin về tiền sản và hậu sản. Bắt đầu từ tuần mang thai thứ 19 để có đủ kiến thức tự chăm sóc mình và thai nhi.
8 dấu hiệu mang thai khỏe mạnh để mẹ theo dõi thai kì
5 tháng đầu mang thai nên tăng bao nhiêu kg
Cuối cùng, mẹ cần có lịch gặp bác sĩ thường xuyên. Điều này giúp mẹ theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con. Thảo luận những khúc mắc của mẹ về thai kì và nhận được những lời khuyên bổ ích nhé.
Mẹ cũng có thể có nhiều hơn những kinh nghiệm về thai kì khi mang thai 19 tuần tại singlemum.vn.
Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!