Sự thay đổi của mẹ và bé trong thời gian thai kì sẽ đưa mẹ qua nhiều cung bậc cảm xúc. Những thay đổi này sẽ diễn ra nhanh hơn bắt đầu từ tuần mang thai thứ 10. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về những thay đổi thú vị và bổ ích này nhé.
Mang thai tuần thứ 10, sự thay đổi của mẹ như thế nào
Sự thay đổi về cảm xúc
- Về mặt cảm xúc, mẹ sẽ dễ bị xúc động. Đôi khi những sự vật rất bình thường như thấy con nít, thấy bà bầu khác cũng làm mẹ rơm rớm nước mắt. Thời kì này rất nhạy cảm về tâm lý, chính vì vậy mọi người xung quanh cần quan tâm hon tới mẹ bầu.
- Sự thay đổi thú vị nhất là sự thèm ăn, mẹ sẽ thèm ăn nhiểu thứ không phải vì hương vị món đó ngon. Mà đơn giản chỉ vì thèm ăn. Mẹ còn thèm ăn cả những món trước đây mẹ rất ghét, thật thú vị phải không nào. Trong thời gian này mẹ nên mang theo một chút đồ ăn vặt bên mình để thỏa mãn cơn thèm ăn nhé.
Sự thay đổi về cơ thể
- Từ tuần mang thai thứ 10, việc gia tăng nội tiết tố nữ sẽ gây ra nhiểu thay đổi trên cơ thể mẹ. Vùng da quanh đầu núm vú sẽ đậm màu hơn, trên mặt xuất hiện những đốm tàn nhang.
- Ở bụng, sẽ xuất hiện một đường hơi đậm màu kéo dài từ rốn tới vùng bụng dưới. Nhưng mẹ đừng lo lắng, đường này sẽ biến mất dần sau khi mẹ sinh em bé.
- Khi mang thai lượng máu trong cơ thể phụ nữ có thể tăng lên tới 50%. Điều này sẽ giúp bạn thật tươi trẻ, rạng rỡ hơn rất nhiểu. Ngoài ra, da cũng sẽ sáng đẹp hơn và mụn sẽ dần mất đi
- Sự thay đổi của mẹ ở tuần mang thai thứ 10 còn biểu hiển sự gia tăng kích thước tử cung. Lúc này, tử cung đã được đẩy lên trên xương chậu và bắt đầu to ra nhanh chóng.
- Chứng buồn nôn vì ồm nghén cũng giảm dần, mẹ sẽ bớt phải cực nhọc lao vào nhà vệ sinh nữa. Thay vào đó mẹ có thể bị táo bón, ợ, tiêu hóa kém hơn do sự thay đổi của hormone.
- Thông thường trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ sẽ tăng kí chỉ 1-2kg. Đây là dấu hiệu hết sức bình thường và mẹ không cần lo lắng.
Mang thai tuần thứ 10, sự phát triển của bé như thế nào
Sự thay đổi của thai nhi trong tuần thứ 10 có 7 điều:
- Thai nhi 10 tuần tuổi đã dài khoảng 3,1 tới 4cm, kích thước gấp đôi khi ở tuần thứ 3
- Lúc này bé cũng rất hiếu động, trong thế giới nhỏ, an toàn trong bụng mẹ, bé đã có nhiều hoạt động. Trong đó bé đã đạp, lăn, vặn người, xoay người rồi đó. Nhưng mẹ chưa cảm nhận được do bé còn quá nhỏ và tử cung còn nằm tren đỉnh xương chậu.
- Tuần thứ 10 thai kì, tủy sống của bé bắt đầu vào một công việc quan trọng, đó là sản sinh ra bạch cầu. Bạch cầu là những té bào kháng thể giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt.
- Trí não của trẻ bắt đầu phát triển mạnh hơn. Tuyến yên cũng đi vào hoạt động, sản sinh ra hormone tăng trưởng, giúp bé lớn nhanh.
- Sợi dây kết nối quan trọng giữa mẹ và bé đó chính là cuống nhau. Cuống nhau giúp chuyển dưỡng chất từ mẹ sang bé. Ngoài ra cuống nhau cũng lọc oxy cho bé. Trong thời điểm này, cuống nhau đã bắt đầu nâng cao công suất của mình, bé sẽ lớn nhanh trông thấy.
- Một điểu rất dễ thương của bé đó là bé đã mút ngón tay cái và lông mi đã mọc ra để bảo vệ mắt.
- Hệ tiêu hóa của bé cũng đang học co giãn, để đảm bảo khi được sinh ra, nó sẽ làm tốt nhiệm cụ của mình.
Lời khuyên của bác sĩ khi mang thai tuần thứ 10
Sự phát triển kì diệu của bé đem lại cho mẹ và cả gia đình niềm vui sướng, hạnh phúc vô bờ. Nhưng cũng cần phải lưu ý những căn dặn của bác sĩ sau đây để đảm bảo cho sự phát triển của cả 2 mẹ con:
- Thường xuyên tới bác sĩ để kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi và mẹ
- Ăn uống thận trọng, tránh ăn những thực phẩm chứ chất gây sảy thai
- Kiểm tra cân nặng thường xuyên
- Không chơi những môn thể thao tốn nhiều sức, hạn chế làm việc nặng
- Đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của mẹ và bé
- Tìm hiểu thông tin về tiền sản
Qua bài viết trên đây mẹ có thể đã có lời giải cho những thắc mắc trong đầu. Mẹ cũng có thể có nhiều thông tin hơn về mang thai tại đây.
Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe, phát triển tốt.
2 tháng đầu mang thai nên ăn gì?
3 tháng đầu nên kiêng ăn gì để không bị sảy thai