Nói chuyện chính là cách tốt nhất để kết nối với con. Đây là phương tiện chính để tạo lập, bồi đắp và duy trì tình cảm gia đình. Thế nhưng nói chuyện với trẻ con thực sự không đơn giản như bạn nghĩ. Bạn cần có sự đầu tư về thời gian và công sức để hiểu được trẻ và có cách nói chuyện với trẻ phù hợp.
Xem thêm: Cách kết nối với con
Nói chuyện với con cần sự thấu hiểu
Để có thể có cách nói chuyện với trẻ tốt nhất, bạn cần phải thực sự hiểu con. Quá trình này đỏi hỏi thời gian và sự đầu tư công sức. Làm sao để bạn có thể đặt chủ đề với con để con cảm thấy hứng thú? Bạn phải thực sự hiểu sở thích của con là gì, con đang gặp vấn đề gì, con đang vui hay đang buồn và điều gì khiến con như vậy… Hãy bắt đầu câu chuyện bằng những chủ đề này. Con sẽ dễ dàng đi vào cuộc hội thoại và chia sẻ nhiều hơn. Những vấn đề của bạn, đặc biệt là những muộn phiền nên chia sẻ sau cùng.

Khi con đang khó chịu về một chuyện gì đó mà bạn lại để cập tới việc riêng của bản thân thì trẻ sẽ chẳng mấy quan tâm đâu. Đây không phải là một cách nói chuyện với trẻ hay. Hãy chú ý hướng tiếp cận nhé!
Xem thêm: Dạy con kiên cường – “gieo thói quen-gặt tính cách”
Cách nói chuyện với con cái
1. Không đặt quá nhiều câu hỏi
Khi còn nhỏ, nếu cha mẹ liên tục đặt cho con những câu hỏi thì con sẽ dần phụ thuộc vào cha mẹ. Trẻ sẽ mềm yếu và mất đi sự tự tin cần thiết. Ngoài ra điều này con xây dựng cho trẻ tính xấu là thích xoi mói và dò xét người khác.
Đối với những trẻ đã lơn hơn một chút, việc cha mẹ hỏi quá nhiều sẽ làm trẻ cảm thấy bí bách. Tiêu cực hơn, trẻ có thể cảm thấy mất tự do. Từ đó trẻ sẽ ít nói chuyện với cha mẹ hơn vì sợ bị dò xét, một số trẻ thì sẽ lấp liếm cho qua chuyện.
Hỏi trẻ quá nhiều rằng hôm nay con làm gì? Hôm nay con học thế nào? Đi chơi với ai? Đã ở đâu?… Những câu hỏi ập tới như dò xét sẽ làm trẻ cảm thấy rằng: cha mẹ không tin tưởng mình. Điều này thật tệ hại.
Cách nói chuyện với trẻ tốt sẽ không đặt quá nhiều câu hỏi.
2. Cần lắng nghe
Trước mỗi câu trả lời của con ở bất kì điều gì, điều cha mẹ cần làm đó là lắng nghe thật sự. Trẻ cũng cần được tôn trọng và cần được lắng nghe. Khi bạn hỏi trẻ thì nên hỏi những câu hỏi cần thể hiện sự quan tâm thực sự. Khi trẻ trả lời thì bạn cần tập trung nghe để hiểu vấn đề của con.
Nếu bạn vừa nói nghe điện thoại và vừa nói chuyện với con thì bạn đang tự làm xấu đi mối quan hệ giữa bạn và con đó. Trẻ cần sự tôn trọng và nếu bạn làm thế thì trẻ sẽ không muốn nói chuyện với bạn thêm nữa.
Tương tự, mỗi khi trẻ chia sẻ với bạn điều gì, bạn phải lắng nghe bằng sự chân thành và đồng cảm. Chỉ có vậy bé mới cảm nhận được sự quan tâm của bạn và muốn tiếp tục câu chuyện.

3. Không được áp đặt con
Rất nhiều cha mẹ làm tốt việc đặt vấn đề, lắng nghe con những khi giải quyết vấn đề của con thì lại thất bại. Nhiều cha mẹ tự cho mình quyền quyết định thay con và bắt ép con phải làm theo đó. Chúng ta không phủ nhận những trường hợp cần thiết khi con còn nhỏ. Nhưng đối với trẻ đã có suy nghĩ, bạn cần giải thích, phân tích và chỉ ra hướng đi cho con. Nếu quá khó khăn bạn có thể giúp đỡ một phần.
Cách nói chuyện với trẻ hiệu quả là tôn trọng và không áp đặt con.
4. Không so sánh và giảng đạo
Muốn nói chuyện với con thì bạn và con nên đóng vai trò là hai người bạn. Mà 2 người bạn thì sẽ không giảng đạo và so sánh. Không có bất kì trẻ nào muốn nghe cha mẹ so sánh “con nhà người ta” với mình cả. Việc cha mẹ nêu gương một ai đó và nói trẻ học tập theo chỉ thêm tệ hại trong câu chuyện. Cái tôi riêng của trẻ sẽ đạp đổ “con nhà người ta” đó ngay trong suy nghĩ. Và chẳng buồn nói thêm bất kì câu nào nữa. Đây là sai lầm thường thấy trong cách nuôi dạy con của phụ huynh Việt Nam. Bạn cần tránh xa điều này.

5. Làm bạn với con
Cách nói chuyện với trẻ tốt nhất chính là làm bạn với trẻ. Điều này không phải dễ dàng. Khi là 2 người bạn rất nhiều ranh giới, rào cản sẽ bị phá bỏ. Trẻ sẽ sẵn sàng kể cho bạn những điều bình thường bạn chưa bao giờ có thể nghĩ tới. Nói cho bạn những bí mật, những tâm sự… đây là “cảnh giới cao nhất” để nói chuyện với con.
Xem thêm: Học cách để trở thành một người bạn của con
Cách nói chuyện với trẻ sẽ cần nhiều hơn sự quan tâm, yêu thương và thời gian của cha mẹ. Mặc dù đây là cả một quá trình những Singlemum tin rằng bằng tình yêu và sự hi sinh, bạn sẽ làm được.
Xem thêm: Những điều bố mẹ nên trau dồi thêm trong việc nuôi dạy con