“Gieo thói quen, gặt tính cách”, kiên cường là một đức tính của thành công, là một đức tính quý, không phải ai cũng có được. Nhưng đức tính này cũng không quá khó để hình thành cho trẻ, điều mấu chốt trong dạy con kiên cường là phải giáo dục đúng cách trong một quá trình dài.
Xây dựng sức mạnh
Để hoàn thành bất kì công việc khó khăn nào, con cũng cần 2 nguồn sức mạnh cốt lõi.
Sức mạnh vật lý: chính là sức khỏe
Sức mạnh tâm lý: “chính là não 6 múi”
Sức khỏe giúp con có sự bền bỉ trong hoạt động, năng lượng để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng quan trọng hơn chính là ý chí. Xây dựng sức mạnh ý chí trong con là điều hoàn toàn không dễ dàng.
Mỗi khi con làm việc gì khó, những người xung quanh sẽ cười nhạt nhẽo mà gạt đi “cháu không làm được đâu”, “nó không làm được”… Nhưng đáng sợ nhất là khi cha mẹ nói ra những lời này. Con cần truyền sức mạnh, niềm tin rằng con có thể làm được hơn nữa là làm nó rất tốt.
Xây dựng cho con niềm tin vào bản thân chính là phương pháp dạy con kiên cường tốt nhất.
Dạy con không bỏ cuộc sau thất bại
“Ngã 7 lần, đứng lên 8 lần”, thậm chí đứng lên 10, 11 lần. Mọi việc khó khăn thì đêu không dễ làm, điều con cần là “không được bỏ cuộc”, “học hỏi từ lỗi lầm”.
Đây là điều quan trọng thứ hai trong dạy con kiên cường.
Con trẻ thường dễ nản lòng với những việc chúng làm. Chính vì vậy vai trò của cha mẹ rất quan trọng, cha mẹ cần khuyến khích con làm lại, làm tiếp, làm cho tới.
Nhà phát minh đại tài Thomas Edison đã nói rằng “Nhân tài được hình thành từ 1% thông minh, 99% là ở tính cần cù, siêng năng, cố gắng”. Bản thân ông và tất cả những ai thành công đã chứng minh điều này.
Hãy dành cho con những lời khích lệ trong mỗi bước tiến của con, hãy nói rằng “con có thể làm được”.
Dạy trẻ tự tin
Mỗi việc làm, trẻ cần bắt đầu nó và tự tin. Tự tin rằng con có thể làm tốt, tự tin rằng con có thể làm được. Tự tin giúp con dám bắt tay vào làm việc đó. Nếu không tự tin thì trẻ sẽ rụt rè, không bung hết sức, không khai phá được những năng lực tiềm ẩn trong mình.
Công việc càng khó thì trẻ càng phải tự tin.
Liều thuốc mang tên “tự tin” đền từ cha mẹ và mọi người xung quanh. Trao cho con đi, và cha mẹ sẽ ngạc nhiên bởi khả năng của trẻ.
Đừng quá bao bọc trẻ, trao cho trẻ cơ hội
“Văn ôn võ luyện”, muốn dạy con kiên cường thì phải trao cho con cơ hội để thể hiện, mài rũa, bồi đắp tính kiên cường đó. Việc cha mẹ quá bao bọc con sẽ làm trẻ ỉ lại, có tính dựa dẫm, thiếu năng lực. Chính vì vậy trẻ cần tự lập từ nhỏ.
Người Nhật thường dạy con tính tự lập từ khi trẻ còn nhỏ và bắt đầu bằng những việc cũng nhỏ như gâp mung mền, quần áo…. Sau đó là những việc lớn hơn như tự nấu ăn, tự đi học.
Ngược lại với người Nhật, cha mẹ Việt Nam lại thay con con làm gần như mọi chuyện, luôn nghĩ con còn bé. Mãi như vậy thì làm sao trẻ có thể có “cơ hội để kiên cường”?
Hãy trao cho trẻ cơ hội và thử thách tính kiên cường của trẻ.
Hãy khen trẻ
Mỗi khi trẻ làm việc gì không thành công, trẻ sẽ nản lòng. Cha mẹ cần cổ vũ cho trẻ bằng những lời khen.
Rằng “con đã làm rất tốt ở khâu này, nhưng điểm này thì chưa ổn, hãy thử lại xem nào” đó sẽ là những lời khích lệ rất lớn với con. Động lực là nguồn sức mạnh vô cùng lớn, lời khen là một trong những chất xúc tác hiệu quả nhất.
Thử tưởng tượng, trẻ đang cố gắng tập đạp xe đạp, sau vài lần ngã, trẻ nhận được những lời của mọi người “cháu thật tệ”,”bạn chẳng làm được gì cả”… tinh thần trẻ lập tức trùng xuống. Trẻ sẽ bỏ cuộc thôi.
Hãy giúp con vượt lên trên những lời nói tai hại đó và con sẽ “đứng cao hơn”.
Dạy trẻ kiên cường, cha mẹ đóng vai trò quan trọng. Quan trọng trong việc tạo môi trường cho con thể hiện, giúp con có động lực, xây dựng sức mạnh cho con…
Chúc cha mẹ thành công, chúc bé kiên cường.
Mẹ cũng có thể có nhiều hơn những kinh nghiệm dạy con thông qua những chia sẻ của chuyên gia và cha mẹ trên cả nước tại đây.
4 ý nghĩa tuyệt vời của phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật
Singlemum.vn luôn đồng hành cùng mẹ!