“Kiên cường”- Hai chữ giữ con người vượt qua nghịch cảnh. Liệu khi ra đời trẻ đã có khả năng này ngay hay không, giống như sự tò mò và sự vui vẻ bẩm sinh không?
-> Mẹ nên dạy 3 kỹ năng sống đảm bảo bé đến trường sẽ tự tin và thông minh
Theo Trung tâm nghiên cứu về sự phát triển của trẻ (Center on the Developing Child) tại trường Đại học Havard, sự kiên cường là khả năng vượt qua những khó khăn nghiêm trọng. Một số đứa trẻ thì phát triển với sự kiên cường thích hợp, còn những đứa trẻ khác thì không, những đứa trẻ này dễ bị tổn thương với các hậu quả tiêu cực trong thời gian dài đến từ nghịch cảnh cuộc sống.
Các chuyên gia đã khuyến khích mọi người suy nghĩ về sự phát triển tính kiên cường không thiên về tính đàn hồi mà nên giống như trò chơi bập bênh. Những khó khăn thì ở một bên, và các điểm nổi bật hay sức mạnh ở phía còn lại. Mỗi cá nhân sẽ thể hiện sự kiên cường khi các nhân tố tích cực mang tính bảo vệ tồn tại nhiều hơn các nhân tố tiêu cực.
Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách xây dựng bốn nhân tố bảo vệ để cân bằng chiếc “bập bênh”.
Mối quan hệ gắn bó, an toàn và mang tính đáp ứng giữa người lớn và trẻ em
Chúng ta phải ưu tiên, xây dựng và duy trì mối quan hệ của chúng ta với trẻ bằng cách lắng nghe, nói chuyện và hỗ trợ trẻ. Chúng ta có thể dành cho trẻ thời gian và không gian để phát triển kỹ năng tự điều chỉnh và tự thực hiện. Chúng ta cần cho phép trẻ trải nghiệm những cảm xúc mạnh, và lắng nghe trẻ để có thể đáp ứng phù hợp trong khi giúp trẻ nhận diện và gọi tên cảm xúc của mình. Đôi khi chúng ta chỉ cần để cho trẻ khóc, la hét hoặc ngồi im lặng.
Môi trường gia đình an toàn
Nếu có sự thay đổi hay xáo trộn, chúng ta nên duy trì nhịp điệu thống nhất và tạo cảm giác về gia đình tại nơi ở mới với hương vị, mùi thơm của những món ăn dễ chịu, những bộ quần áo, đồ chơi, sách và nội thất quen thuộc. Chúng ta có thể tiếp tục nghe những bản nhạc và đọc những câu chuyện yêu thích, tham gia những trò chơi hay hoạt động phổ biến và thoải mái.
Những lựa chọn cho phép cảm giác kiểm soát
Khi con người bị tước quyền lựa chọn, họ có xu hướng cảm thấy bất lực. Trẻ em cũng không ngoại lệ. Chúng ta cố gắng tạo cấp độ lựa chọn phù hợp với cuộc sống của trẻ bằng cách đưa cho trẻ những lực mà trẻ có thể kiểm soát.
Kết nối cộng đồng
Nếu có chuyển nhà, chúng ta khuyến khích trẻ kết nối với người khác và tâm sự với những người đáng tin cậy (ví dụ như giáo viên hay bạn thân). Chúng ta có thể hỗ trợ việc duy trì những kết nối xuyên không gian và thời gian bằng cách khuyến khích trẻ giao tiếp với người thân họ hàng và bạn bè qua điện thoại, thư từ và các phương tiện truyền thông như mạng xã hội hoặc đến thăm nhà.
Có thể chúng ta không nuôi dưỡng con cái trong một bong bóng bảo vệ để che chở các con khỏi những khó khăn của cuộc sống, nhưng chúng ta cam kết trang bị cho con những nhân tố bảo vệ tích cực mà con cần để nâng cao sự kiên cường khi con tiếp xúc với những khó khăn không thể tránh được trong cuộc sống.
Theo: Warm Nest