“Tự lập” hai từ cực kì quan trọng trong cuộc sống, một đức tính thiết yếu trong mỗi con người. Đây là một đưc tính được đặt lên hàng đầu của người Nhật Bản. Thế nhưng, rất nhiều bậc cha mẹ lại bỏ quên hai chữ này trong sổ tay dạy con của mình. Xin được nhấn mạnh tầm quan trọng của “tự lập” một lần nữa – Tự Lập là đức tính thành công. Chính vì vậy cha mẹ cần trang bị cho mình phương pháp dạy con tự lập.
Phương pháp dạy con tự lập đầu tiên – không làm mọi thứ cho con
Rất nhiều cha mẹ Việt Nam mang tâm lý con còn nhỏ, “làm sao con có thể làm được”. Thậm chí Singlemum đã biết tới những trường hợp con đã 18 tuổi nhưng vẫn không biết nấu một nồi cơm. Trong khi trẻ em Nhât đã phải tự tới trường, dọn dẹp nhà cửa… từ khi còn nhỏ xíu. Điểm khác biệt đầu tiên khiến Người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ.
Nếu cha mẹ làm giúp con mọi thứ sẽ làm con có tính ỷ lại, không chịu cố gắng. Con sẽ nghĩ rằng “thôi để mẹ làm”, “khó quá, chỉ có mẹ mới làm được”… Điều nhỏ bé nhất con còn không thể tự mình làm thì xin cha mẹ đừng vội vẽ nên tương lại rộng mở cho con. Điều mẹ phải làm bây giờ là hãy để tự con làm những việc trong tầm tay. Có thể hơi mất thời gian nhưng điều đó là cần thiết. Cha mẹ có thể quan sát, nếu quá khó khăn trong lần đầu thì cha mẹ có thể nói với con cách thức…. Lần sau sẽ ổn hơn và cứ như thế mọi việc với con sẽ trở nên dễ dàng.
Phương pháp dạy con tự lập thứ 2 – Không cho con mọi thứ
Thêm một điều tai hại tới từ tình yêu thương thiếu khoa học của cha mẹ. Nhiều cha mẹ có điều kiện kinh tế tốt nên đáp ứng mọi mong muốn của con. Con muốn có đồ chơi, có đồ chơi. Con muốn có xe đạp, có xe đạp… có thể cha mẹ tự bao biện cho mình bằng biện luận “đi làm nhiều không còn thời gian cho con nên phải như thế để bù đắp”. Nhưng cha mẹ đã bù đắp sai chỗ, bồi đắp vào bản tính ỷ lại, dựa dẫm của con.
Nếu con muốn có một món đồ chơi, tại sao con không tiết kiệm tiền tiêu vặt của mình một chút để mua. Như vậy con đồ chơi đó sẽ có ý nghĩa hơn, trẻ sẽ nâng niu nó hơn. Nếu con cần một chiếc xe đạp, sao con không cố gắng học tập thật tốt và cuối kì này mẹ sẽ mua cho con một chiếc…
Cách xử lý thông minh khi con trẻ mè nheo, nhõng nhẽo
Phương pháp dạy con tự lập thứ 3 – trách nghiệm
Cần phải giúp trẻ ý thức được rằng: trách nhiệm với gia đình luôn gắn với từng thành viên. Không có ngoại lệ. Con chưa làm những điều gì to tát với gia đình nhưng “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. Con có thể dọn dẹp nhà cửa vào cuối tuần, rửa chén bát, tưới rau… Khi con có trách nhiệm với gia đình thì con sẽ có trách nhiệm với xã hội.
Ngoài ra, con cần trách nhiệm với cả bản thân mình. Cần đối mặt với những lỗi lầm của bản thân và khắc phục hậu quả. Nếu con làm rớt bể một cái chén thì con phải tự mình giải quyết (tất nhiên mẹ cần chú ý quan sát hoặc yêu cầu con đeo bao tay trước khi dọn). Trách nhiệm và tự lập luôn đi đôi với nhau, đôi khi trách nhiệm là mở rộng của tự lập.
Con cần tự lập để tự mình đứng vững trước sóng gió của cuộc đời. Con cần tự lập để khi không còn ai bên cạnh vẫn thật mạnh mẽ. Và con cần tự lập để bước lên trên những chướng ngại và chạm tới thành công. Bằng phương pháp dạy con tự lập trên, cha mẹ hãy rèn cho con tính tự lập ngay từ nhỏ nhé.
Mẹ cũng có thể có nhiểu hơn những thông tin về nuôi dạy con tại singlemum.vn
Singlemum luôn đồng hành cùng mẹ!
Dạy con kiên cường: “gieo thói quen, gặt tính cách”