Hẳn là trong việc dạy con của mình, cha mẹ đã không ít lần phát điên với sự bướng bỉnh của con mình. Kèm theo một chút bối rối, cha mẹ không biết phải xử trí như thế nào. Trong cơn nóng giận, không ít cha mẹ đã buông lời la mắng, thậm chí là đánh con. Để rồi sau khi đã thôi nóng giận, ngẫm lại một chút. Điều cha mẹ vừa mới làm lại đơn thuần xuất phát từ sự ích kỉ, và bất lực. Ích kỉ vì mẹ la mắng con, đánh con phần nào là để thỏa cơn giận của mình. Bất lực vì không còn cách xử lý nào tốt hơn. Phương pháp dạy con không đòn roi được đề cập dưới đây sẽ giúp mẹ có cách giải quyết tốt hơn rất rất nhiều.
Điều thứ nhất, bình tĩnh, không nóng giận
Mỗi khi con trẻ làm sai một điều gì thì cha mẹ sẽ không tránh khỏi việc nóng giận. Chính cơn nóng giận này là cội nguồn xinh ra mọi sai lầm trong cách xử lý tình huống. Dừng lại 1 giây, cha mẹ hãy tự nhắc mình kiềm chế nó lại. Hãy im lặng một chút trước khi làm bất cứ điều gì. Bĩnh tĩnh lại sẽ khiến đầu óc linh hoạt hơn rất nhiều để có hướng giải quyết đúng đắn.
Tuyệt đối cha mẹ không được la mắng, đánh con vì điều này chỉ phản tác dụng. Theo rất nhiều chuyên gia, việc cha mẹ đánh con hay thường xuyên la mắng thì trẻ càng lỳ lợm. Thực tế cũng chứng minh điều này, có thể trước mặt cha mẹ bé sẽ tỏ vẻ nghe lời, những sau đó thì thói xấu sẽ hình thành trong tính cách của trẻ. Bạo lực lên ngôi và hẳn là cha mẹ cũng biết được hậu quả. Vậy nên, cần bình tĩnh để không hành động sai lầm.
Tất nhiên, Những gì thuộc về cảm xúc sẽ hơi khó để điều khiển. Và cha mẹ phải tập thành thói quen. Sau khi kiềm chế được cơn nóng giận, hãy cùng qua bước thứ 2.
Bước thứ 2, tìm hiểu nguyên nhân và giải thích cho con
Việc tìm hiểu nguyên nhân nghe có vẻ to tát. Nhưng thực ra chỉ cần chớp mắt, cha mẹ đã có thể thấy được nguyên nhân rồi. Vì những hành động, suy nghĩ của trẻ vốn dĩ đơn giản nên sẽ dễ dàng để cha mẹ hiểu được điều gì khiến bé không nghe lời.
Ví dụ trong một trường hợp, bé đang chơi món đồ chơi yêu thích và đã tới giờ đi ngủ. Mẹ nói rằng con phải đi ngủ thôi, những bé đang chơi rất say mê, không muốn đi ngủ. Hơn nữa là tỏ ra rất ương bướng và có thái độ gay gắt.
Thực chất việc bé tỏ ra không nghe lời đến từ trong suy nghĩ của trẻ. Con đâu biết rằng đi ngủ muộn sẽ có hại cho sức khỏe. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, cha mẹ cũng cần đi ngủ để ngày mai còn đủ sức tiếp tục chiến đấu. bé chỉ quan tâm tới món đồ chơi của mình.
Vậy nên Phương pháp dạy con không đòn roi khuyến khích cha mẹ giải quyết tận gốc vấn đề bằng cách giải thích cặn kẽ cho bé hiểu. Khi bé hiểu vấn đề rồi thì những lần tới gặp cùng vấn đề bé sẽ có biểu hiện tốt hơn.
Bước thứ 3, đề ra một số hình phạt.
Trẻ con luôn cần có những khuôn phép để có thể phát triển đúng hướng. Khi bé làm tốt, ngoan ngoãn lễ phép thì cha mẹ nên giành cho con những lời khen, phần thưởng. Ngược lại khi làm sai cũng cần một số hình phạt. Có thể không nặng và gay gắt những cần phạt.
Phương pháp nuôi dạy con không cần đòn roi mách nhỏ cha mẹ rằng hãy phạt con tích cực. Cụ thể, khi bé cãi lời cha mẹ, bé đã sai, sau khi được cha mẹ giải thích, bé cần phải có một hình phạt. Cha mẹ có thể phạt con lau nhà, rửa chén,… đây là những hình phạt tích cực. Vừa phạt vừa dạy con tự lập hơn. Nhưng tuyệt đối không được lạm dụng, nếu quá lạm dụng con sẽ ghét rửa bát, lau nhà và đó là thói hư.
Cha mẹ cũng có thể phạt con bằng cách tịch thu món đồ chơi mà trẻ thích, cắt giờ coi hoạt hình 1 ngày… Những điều này đối với trẻ thực sự là mất mát lớn và trẻ sẽ nhớ tới bài học quan trọng này.
Trên đây là 3 bước giải quyết sự ngang bướng của trẻ trong phương pháp dạy con không đòn roi. Chắc chắn điều này sẽ giúp ích cho những cha mẹ đang loay trong việc xử trí với sự cứng đầu của con. Cũng là một lời cảnh tỉnh cho những bậc phụ huynh thường xuyên đánh và la mắng con.
Cha mẹ cũng có thể tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích trong việc dạy con tại Singlemum.vn.
Chúc cha mẹ thành công trong công cuộc nuôi dạy con.
Cách xử trí thông minh khi con nhõng nhẹo, mè nheo
Học cách để trở thành một người bạn của con