Do sức đề kháng còn non yếu và chưa làm quen được với thế giới bên ngoài. Trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc bệnh đặc biệt là những bệnh về da. Nguyên nhân gây ra bệnh lý trẻ sơ sinh có thể tới từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus, môi trường. Thường xảy ra nhất khi thời tiết thay đổi.
Phần lớn bệnh lý trẻ sơ sinh ngoài da vốn dĩ không nguy hiểm. Nhưng điều nguy hiểm lại tới từ sự xử lý chậm trễ, thiếu hiểu biết trong cách nhận biết và chữa trị của cha mẹ. Điều này gây nên những biến chứng từ đó có những hậu quả đáng tiếc.
Bài viết dưới đây giúp cha mẹ có kiến thức tốt hơn trong việc nhận biết biểu hiện để chủ động phòng tránh. Ngoài ra cũng nắm được một số cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị bệnh da liễu.
Mụn sữa – nang kê
Mụn sữa hay còn gọi là nang kê là một trong những bệnh lý trẻ sơ sinh thường gặp ở vài tuần sau sinh. Trẻ sơ sinh bị mụn sữa khá dễ nhận biết với những biểu hiện:
Xuất hiện mụn nhỏ màu trắng, quanh nốt mụn là một vùng da tấy đỏ
Mụn sữa thường xuất hiện trên mặt và cổ của trẻ.
Nguyên nhân có thể do da bé còn yếu, hormone được truyền từ mẹ qua cũng có thể làm trẻ bị mụn sữa. Ngoài ra, một nguyên nhân mẹ cần lưu tâm là trẻ bị mụn sữa do phì đại tuyến bã.
Để xử lý tình trạng này cho trẻ, mẹ cần giữ vệ sinh bằng cách tắm cho con thường xuyên. Tắm bằng nước sạch và có thể sử dụng thêm sữa tắm dưỡng ẩm.
Trẻ sơ sinh bị Hăm
Hăm cũng là bệnh lý trẻ sơ sinh phổ biến. Hầu như bé nào cũng từng bị hăm với những biểu hiện da bị nổi mẩn đỏ tại các vung có nếp nhăn, bộ phận sinh dục, mông bẹn… Nếu tình trạng nặng, bé có thể xuất hiện những vết phồng rộp, lở loét gây đau đớn.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm phổ biến nhất là do mẹ dùng tã sai cách, giữ vệ sinh không tốt. Trẻ sơ sinh thường xuyên đi tiểu và đi ngoài. Nếu mẹ không kiểm tra thường xuyên và kịp thời thay tã thì da trẻ sẽ bị bí, ẩm ướt. Đây là môi trường “trong mơ” của vi khuẩn gây bệnh về da và khiến cho trẻ bị hăm.
Ngoài ra nguyên nhân cũng có thể do trẻ bị dị ứng với phấn rôm, chất liệu tã, sữa tắm, thành phần của nước…
Cách điều trị tại nhà: mẹ cần phải giữ vệ sinh, thay tã thường xuyên cho bé. Sau khi tắm cần lau khô người, vùng kín, bẹn, mông rồi mới mặc đồ. Mẹ cũng có thể dùng kem chống hăm để giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Trẻ sơ sinh bị Rôm Sảy
Bệnh lý trẻ sơ sinh Prickly hay còn gọi là rôm sảy là hiện tượng trên da bé xuất hiện những nốt đỏ li ti. Những nốt này nổi thành từng mảng và thường thấy tại vùng ngực, lưng trán, cổ… Đây là những vùng thường xuyên tiết mồ hôi. Nguyên nhân do ống dẫn mồ hôi bị bít lại và mồ hôi bị ứ đọng tại lỗ chân lông dưới da gây ra viêm. Bệnh lý trẻ sơ sinh này thường xuất hiện vào những mùa nóng bức, nhiệt độ tăng cao. Cũng có thể xuất hiện khi trẻ vui chơi quá nhiều làm tăng tiết mồ hôi, quần áo bí bách quá dày….
Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ cần thường xuyên tắm rửa cho bé bằng nước sạch. Có thể sử dụng thêm sữa tắm có độ PH 4,5 -6,5. Lau khô người trước khi mặc quần áo. Quần áo cần thông thoáng, thoải mái. Không được gãi, chà xát vào nốt rôm sảy. Nếu tình trạng kéo dài hơn 1 tuần và không có dấu hiện giảm thì cần đưa trẻ đi khám để được điều trị dứt điểm.
Phần lớn những bệnh lý về da là do vệ sinh không tốt, bé không được khô thoáng, môi trường ẩm ướt. Mẹ cần giữ vệ sinh cho con bằng cách tắm, thay bỉm và quần áo thường xuyên. Những bệnh lý trẻ sơ sinh ở da hoàn toàn có thể phòng tránh được. Thông thường cũng không nguy hiểm nên mẹ không cần quá lo lắng.
Mẹ cũng có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về chăm sóc trẻ sơ sinh tại Singlemum.vn.
Singlemum.vn luôn đồng hành cùng mẹ.
Giải đáp: Một tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu cân thì tốt
Trẻ sơ sinh có nên nằm điều hòa không
Xử lý trẻ sơ sinh bị sốt sau tiêm phòng như thế nào?