Cân nặng của trẻ sơ sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi bậc cha mẹ. Việc trẻ sơ sinh tăng cân đều đặn, đủ cân là biểu hiện cho thấy trẻ đang phát triển tốt, sức khỏe ổn định. Ngược lại Trẻ sơ sinh chậm tăng cân đôi khi là dấu hiệu chỉ ra nhiều vấn đề về sức khỏe và cả cách chăm con của cha mẹ.
Cùng Singlemum tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân và cách xử lý nhé.
Tại sao trẻ sơ sinh chậm tăng cân?
Bú, ăn không đủ
Rất nhiều mẹ vì không biết trẻ ăn bao nhiêu/ bú bao nhiêu là đủ. Chính vì vậy trẻ không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết dẫn tới tăng cân chậm. Việc trẻ sơ sinh không được bú, ăn đủ sẽ có thể bị còi cọc, suy dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cả thể chất lẫn trí óc.
Trẻ không được bú đủ cũng có thể do mẹ thiếu sữa. Nếu nhận thấy mình ít sữa thì mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số biện pháp kích sữa như hút sữa nhiều lần trong ngày. Trà/cao lá vằng cũng là một loại đồ uống rất tốt cho những mẹ bị ít sữa.
Trẻ sử dụng sữa ngoại quá sớm
Sữa mẹ luôn là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này vốn đã quá quen thuộc với mỗi người. Nhưng trong một số trường hợp, mẹ không đủ sữa thì bé phải chấp nhận việc sử dụng sữa công thức. Mặc dù có công thức dưỡng chất khá giống với sữa mẹ nhưng chỉ là giống. Chưa kể tới nhiều sữa sẽ không hợp với bé, việc chọn sai sữa, sữa giả, kém chất lượng… Thế nên trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức sẽ tăng cân chậm hơn.
Trẻ ăn dặm quá sớm
Tương tự như việc trẻ sử dụng sữa công thức sớm, thức ăn bên ngoài cũng không thể nào bằng sữa mẹ. Thông thường trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6, việc cho trẻ ăn dặm sớm sẽ ảnh hưởng tới cân nặng.
Khi đã đủ tháng để ăn dặm, mẹ cần tiếp tục duy trì việc cho con bú. Cần chọn những thức ăn dặm dễ tiêu hóa, chú ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn chín uống sôi.
Khoảng cách giữa các bữa ăn/ cứ bú quá dài
Theo nghiên cứu, một ngày trẻ cần bú 8-12 lần trên một ngày. Vậy cứ 2-3 tiếng trẻ cần được ăn/bú một lần. Nếu khoảng cách giữa các lần quá lâu thì giống như người lớn bỏ bữa, sẽ rất đói và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Mẹ cần lên lịch cho trẻ bú trong ngày và đặt chuông báo để không bị lỡ bữa cho trẻ nhé.
Trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa
Nếu trẻ sơ sinh chậm tăng cân thì có thể trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dị ứng sữa hoặc trào ngược dạ dày…
Chất lượng của sữa mẹ bị ảnh hưởng rất lớn bởi thực phẩm mẹ ăn vào hàng ngày. Nếu mẹ thường xuyên ăn phải những thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc gây dị ứng. Thì khi trẻ bú sẽ dễ dàng bị rối loạn tiêu hóa, nếu trong thời gian dài trẻ sẽ tăng cân chậm.
Trẻ sơ sinh tăng cân chậm mẹ cần làm gì?
Mẹ cần chú ý hơn tới thực đơn hàng ngày của mình để đảm bảo chất lượng sữa.
Cho trẻ bú đúng cữ, đúng lượng. Mẹ có thể tham khảo cách nhận biết trẻ sơ sinh bú/ăn đủ tại đây.
Sữa mẹ là tốt nhất, thế nên hãy ưu tiên sữa mẹ trong thực đơn của trẻ. Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm, hạn chế sữa công thức.
Nếu trẻ tăng cân quá chậm, mẹ cảm thấy lo lắng quá thì hãy đưa con tới gặp bác sĩ để được tư vấn nhé.
Đây luôn là giải pháp đáng tin nhất.
Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về trẻ sơ sinh tại singlemum.vn.