Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là một vấn đề thường gặp phải ở trẻ sơ sinh. Tùy vào nguyên nhân và phạm vi xuất hiện mà việc nổi mẩn đỏ này sẽ ảnh hưởng ít hay nhiều tới sức khỏe của bé. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Các loại nổi mẩn đỏ
1. Hăm
– Rất dễ gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ mập mạp có các nếp ngấn thịt. Nguyên nhân do ra mồ hôi nhiều, ứ đọng nước tiểu, ứ đọng phân không được vệ sinh nhanh chóng.
– Biểu hiện: các nếp ngấn chuyển màu đỏ, có thể bị chảy dịch do cọ sát dẫn tới trầy và có thể bị loét gây đau. Nặng hơn có thể gây sưng tấy, tổn thương, chảy mủ và dịch nhiều hơn.
– Vị trí: các nếp cổ, bẹn, kẽ mông, kẽ tai sau, các ngấn da và xung quanh hậu môn.
– Điều trị: đa phần tự hết nếu vệ sinh tốt, tránh ẩm ướt. Nếu bị nặng hay thường xuyên nên được sự tư vấn chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài của bác sĩ.
2. Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
– Biểu hiện: trên nền hồng ban có sự bong tróc vảy nhỏ màu vàng, nhờn, rõ ràng, gây ngứa và khó chịu cho bé.
– Vị trí: tập trung chủ yếu ở vùng da có nhiều tuyến tiết bã nhờn.
– Nguyên nhân: do nấm Malassezia spp gây ra phản ứng viêm.
– Điều trị: nên đưa bé tới bác sĩ để kiểm tra có bị bội nhiễm kèm theo hay không và được chỉ định các loại thuốc bôi phù hợp.
3. Nhiễm trùng da
– Triệu chứng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do nhiễm trùng da có phạm vi khá rộng. Tùy vào nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiễm trùng da mà có sự khác nhau nhỏ, cần được đánh giá cẩn thận bởi những người có chuyên môn.
– Các loại nhiễm trùng da: thường do tụ cầu vàng, liên cầu beta tan huyết nhóm A, do vi khuẩn .
– Biểu hiện chung: vùng da sưng, ranh giới rõ ràng hoặc không, nóng đỏ và đau; sẩn đỏ, mụn mủ, mụn nước, bóng nước, có thể bị vỡ loét; có thể xuất hiện sốt nhẹ đến cao, mệt mỏi, biếng ăn.
– Vị trí: rải rác, nếu viêm nang lông thì tập trung ở vùng lông, tóc.
– Biến chứng: nhiễm trùng da có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, cụ thể khi tổn thương lan rộng, vi trùng theo máu có thể gây viêm nội tâm mạc, viêm xương tủy xương, nhiễm trùng máu, viêm cầu thận, thấp khớp cấp do liên cầu, nhiễm độc nặng, nhiễm trùng máu, dễ gay tử vong do tụ cầu.
– Điều trị: cần được đến gặp bác sĩ và chăm sóc y tế sớm để chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị dứt điểm tránh biến chứng nguy hiểm
4. Chàm sữa
– Chàm sữa hay lác sữa là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng tới 2 tuổi, là bệnh viêm da mạn tính, không lây, có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng.
– Biểu hiện: ban đầu xuất hiện khoảng hồng và khô trên da, thô ráp và ngứa, sau đó có mụn nước, đỏ, chảy dịch, chóc vảy. Gây ngứa ngáy, khó chịu, khó ngủ. Nếu nặng có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, đầu, thân mình, tứ chi.
– Vị trí: mặt, hai bên má, xuất hiện ở thân mình và chân tay khi bị lan ra.
– Điều trị: trường hợp nhẹ khi da khô, đỏ nhẹ có thể bôi cetaphil lotion hay No-rash cream. Nếu nặng hơn có chảy dịch, bé khó chịu quấy khóc nhiều nên đưa bé tới các trung tâm y tế để kiểm tra.
5. Rôm sẩy
– Biểu hiện: nổi mẩn đỏ với nhiều sấn nhỏ, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mịn mủ trắng, mọc thành từng đám màu hồng, có khi dày đặc. Làm bé ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc.
– Vị trí: đầu, cổ, vai, lưng, các nếp gấp trên cơ thế.
– Nguyên nhân: do bít tắc tuyến mồ hôi gây ra.
– Điều trị: đa phần tự hết nếu giữ vệ sinh tốt, cần tránh nắng nóng, nếu nặng và có dấu hiệu bội nhiễm cần đưa tới gặp bác sĩ để có chỉ định thuốc bôi.
6. Mụn trứng cá
– Biểu hiện: xuất hiện các mẩn đỏ viêm, mụn mủ như trứng cá, dạng nang hiếm khi xảy ra.
– Vị trí: mặt, trán.
– Nguyên nhân: được cho là do kích thích của các hormone nhẹ lên các tuyến bã nhờn gây ra.
– Điều trị: mụn trứng cá trên bé thường tự hết sau 1- 3 tháng mà không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên các chế phẩm xử lý mụn trứng cá cho trẻ sơ sinh có thể được sử dụng để rút ngắn thời gian hay điều trị trong trường hợp nặng. Nên ưu tiên tới gặp bác sĩ khi bé có biểu hiện nặng.
7. Ban đỏ nhiễm độc (Erythema Toxium Neonatorum)
– Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do ban đỏ nhiễm độc là bệnh lành tính, ít xuất hiện ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh, phổ biến ở các trẻ sinh ra cân nặng dưới 2500 gram. Thường khởi phát vào ngày thứ hai hoặc ba sau sinh.
– Biểu hiện: bé nổi các mẩn đỏ đường kính 2-3mm, mụn nước, mụn mủ. Khi mất đi không để lại di chứng. Quy mô biểu hiện tùy vào độ nặng nhẹ của ca bệnh.
– Vị trí: thường gặp ở mặt, thân người, gốc chi. Hiếm khi xuất hiện ở gan bàn tay, chân.
– Điều trị: tổn thương tự lành sau 5- 14 ngày mà không cần điều trị.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là vấn đề sức khỏe rất thường gặp ở trẻ. Các bậc phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra thân thể trẻ để phát hiên sớm các dấu hiệu của mẩn vì vết mẩn thường xuất hiện ở nơi khuất khó nhìn. Để đảm bảo sức khỏe cho bé , các mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được kiểm tra kỹ lưỡng và có hướng điều trị, tránh bắt nhầm bệnh và gây ra các biến chứng nguy hiểm nhé!