Medonthan – Là một các thể riêng biệt, mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn có những chuẩn nhất định được đưa ra để xác định sức khỏe và sự phát triển của thai nhi như thế nào. Bé có đang phát triển tốt? Tham khảo bảng chỉ số cân nặng và chiều dài từng quá trình phát triển của thai nhi dưới đây mẹ bầu nhé!
- Các giai đoạn phát triển của thai nhi (Phần 1)
- Các giai đoạn phát triển của thai nhi (Phần 2)
- 5 thời điểm quan trọng cần siêu âm khi mang thai mà mẹ bầu nên biết
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi
Trong suốt quá trình mang thai, mỗi lần đi khám thai, siêu âm, ngoài thông số về nhịp tim, chỉ số nước ối, đường kính lưỡng đỉnh… có 2 thông tin mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đó là chiều dài và cân nặng thai nhi. Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ cho bạn biết bé yêu có đang phát triển bình thường không. Và cũng thông qua những thông số này, mẹ bầu sẽ biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để con yêu phát triển tốt nhất.
Ngay từ những ngày đầu mang thai, em bé đã có những bước phát triển ở mức độ khác nhau, vì vậy những chỉ số dưới đây chỉ là con số trung bình. Chiều dài và trọng lượng thai nhi của bạn có thể khác một chút so với chỉ số này. Các mẹ cũng đừng lo lắng khi thai nhi nhỏ hoặc lớn hơn mức trung bình, hãy trao đổi với bác sĩ để có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý.
Thông thường, em bé trước 20 tuần thai sẽ được đo từ đầu đến mông và sau 20 tuần thai là từ đầu đến gót chân. Điều này là do trong nửa đầu thai kỳ, chân của bé thường cuộn tròn cùng cơ thể nên rất khó xác định chính xác.
Dưới đây là bảng chỉ số trung bình về chiều dài và cân nặng theo quá trình phát triển của thai nhi:
Tuần thai | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1.6 cm | 1 g |
Tuần thứ 9 | 2.3 cm | 2 g |
Tuần thứ 10 | 3.1 cm | 4 g |
Tuần thứ 11 | 4.1 cm | 7 g |
Tuần thứ 12 | 5.4 cm | 14 g |
Tuần thứ 13 | 7.4 cm | 23 g |
Tuần thứ 14 | 8.7 cm | 43 g |
Tuần thứ 15 | 10.1 cm | 70 g |
Tuần thứ 16 | 11.6 cm | 100 g |
Tuần thứ 17 | 13 cm | 140 g |
Tuần thứ 18 | 14.2 cm | 190 g |
Tuần thứ 19 | 15.3 cm | 240 g |
Tuần thứ 20 | 16.4 cm | 300 g |
Tuần thứ 21 | 25.6 cm | 360 g |
Tuần thứ 22 | 27.8 cm | 430 g |
Tuần thứ 23 | 28.9 cm | 501 g |
Tuần thứ 24 | 30 cm | 600 g |
Tuần thứ 25 | 34.6 cm | 660 g |
Tuần thứ 26 | 35.6 cm | 760 g |
Tuần thứ 27 | 36.6 cm | 875 g |
Tuần thứ 28 | 37.6 cm | 1005 g |
Tuần thứ 29 | 38.6 cm | 1153 g |
Tuần thứ 30 | 39.9 cm | 1319 g |
Tuần thứ 31 | 41.1 cm | 1502 g |
Tuần thứ 32 | 42.4 cm | 1702 g |
Tuần thứ 33 | 43.7 cm | 1918 g |
Tuần thứ 34 | 45 cm | 2146 g |
Tuần thứ 35 | 46.2 cm | 2383 g |
Tuần thứ 36 | 47.4 cm | 2622 g |
Tuần thứ 37 | 48.6 cm | 2859 g |
Tuần thứ 38 | 49.8 cm | 3083 g |
Tuần thứ 39 | 50.7 cm | 3288 g |
Tuần thứ 40 | 51.2 cm | 3462 g |
2/ Cân nặng của mẹ ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi?
Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu tăng quá ít cân, thai nhi có thể không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển, bé có nguy cơ sinh non khá cao. Ngược lại, những mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, khả năng sinh mổ cũng cao hơn bình thường do thai quá to.
Tốt nhất, mẹ nên dao động cân nặng từ 10- 12 kg trong suốt quá trình mang thai. Đối với những người mang thai đôi nên tăng từ 16 – 20 kg. Những mẹ có mức cân bình thường nên tăng từ 1,5- 2 kg trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu bị thiếu cân, mẹ phải tăng thêm khoảng 2,5 kg. Trong khi đó, những mẹ thừa cân chỉ tăng khoảng 1kg. Từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng khoảng nửa kg mỗi tuần, nhưng với những mẹ thừa cân chỉ nên giới hạn khoảng 200-300g/ tuần là đủ.
Medonthan(Tổng hợp)
Bình luận bị đóng