Tâm trạng trẻ có thể thay đổi một cách nhanh chóng và không ai biết trước được, thất thường như như thời tiết vậy. Có khoảng một triệu lý do tại sao con của bạn có thể đẩy bạn ra, không thích gần gũi với bạn
- Không phải lúc nào trẻ nhỏ giận dữ cũng là điều xấu
- Làm gì khi trẻ nổi cơn thịnh nộ
- Học cách để trở thành một người bạn của con
Bé đã có một ngày tồi tệ.
Cũng giống như người lớn, có những ngày trẻ em chỉ muốn bò dưới một tảng đá và ở yên trong đó. Nguyên do có thể ít phức tạp hơn so với những gì người lớn phải đối mặt, đó là sự thất vọng và cáu bẳn có thể mang lại sự cô độc cho trẻ mới biết đi. Có thể nguyên nhân chỉ vì bé không được chơi xích đu ở công viên hay bị cô giáo la ở nhà trẻ. Nguyên nhân bất kể là gì, bé không muốn bị ôm ấp vuốt ve hoặc âu yếm.
Làm thế nào để đối mặt: Cho bé không gian riêng nhưng phải cho bé biết rằng bạn đang ở đó nếu con cần giúp đỡ. Bé chỉ có thể có để gặm nhấm cảm xúc của riêng mình và sẽ tìm kiếm bạn khi bé bắt đầu khóc.
Mới vừa giận.
Nếu bé đẩy bạn ra ngay sau khi bạn đã phạt bé, đó là cảm giác hết sức thông thường. Bé đã bị tổn thương và muốn bạn biết điều đó, hoặc có lẽ bé chỉ mệt mỏi do la hét và hay làm tình làm tội trên sàn nhà.
Làm thế nào để đối phó: Bạn phải hấp nhận rằng bé có quyền cảm thấy thất vọng. Hãy suy nghĩ về cảm giác của mình sau khi tranh cãi với người khác, và không nhận được kết quả như mong muốn. Con bạn cũng vậy. Trước khi bạn cho bé không gian, cho bé thấy rằng bạn hiểu được cảm xúc, hãy cho bé biết rằng bạn sẽ đợi bé khi bé muốn ôm. Đảm bảo với bé rằng không có vấn đề gì, bạn vẫn yêu bé – thậm chí nếu bé làm sai.
Bé khó chịu với bạn và không biết làm thế nào để nói ra.
Cuộc sống tình cảm trẻ rất phức tạp – chúng có thể bày tỏ cảm xúc của mình nhưng chưa thể giải thích chúng. Có lẽ bạn do bạn đi công tác và bé nhớ bạn, và trở nên tức giận vì bạn đã biến mất. Hoặc có lẽ bé khó chịu vì bạn dành nhiều thời gian cho em của nó. Mặc kệ vì cái gì, cảm xúc của bé xuất hiện nhưng không biết làm thế nào cho bạn biết cả.
Làm thế nào để đối mặt: Nếu bạn nghi ngờ bất cứ lý do nào mà bé đẩy ạn ra, hãy nói chuyện với bé. Hỏi một cách nhẹ nhàng – “tại mẹ không chơi với con hả?” – Và chấp nhận phản ứng của bé. Có thể bạn sẽ buồn khi biết bé đang tức giận hay khó chịu với bạn (bé có thể nói, “tại Mẹ đấy,” chẳng hạn), nhưng hãy nhớ rằng cảm xúc của bé không phải là vĩnh viễn. Bằng cách nói chuyện với bạn, bé đang cố gắng để làm cho tinh thần tố hơn.
Bé đang trải qua một giai đoạn “độc lập”.
Lên 1 tuổi, con của bạn có thể dính cả ngày vào lòng mẹ. Nhưng khi lớn lên, bé có thể từ chối thậm chí xây tường rào ngăn cách mẹ. Điều này có thể là bởi vì bé đã ít cần mẹ, bởi vì bé muốn thử xem mẹ có thật sự yêu mình hay không, hoặc đơn giản chỉ vì bé phải trải qua một giai đoạn bận rộn, bận tập trung ở nơi khác (và bạn chỉ làm gián đoạn thời gian bé đang học hỏi tại cứ đòi hôn bé í).
Làm thế nào để đối mặt: Cố gắng không để bé cự tuyệt quá. Bé vẫn còn yêu bạn, nhưng có thể không cần những cái ôm và những nụ hôn của bạn nhiều như bây giờ. Nếu có vẻ như bạn đang làm phiền bé khi bé đang chăm chỉ làm gì đó, hãy kiềm chế để dành những cái ôm và những nụ hôn của bạn trước khi đi ngủ hoặc khi bé không bận gì. Miễn là bé chắc chắn rằng bạn tôn trọng bé, và sẽ biết mẹ ở đâu khi muốn nũng nịu.
Bé đang trong giao đoạn thiên vị bố (hoặc mẹ).
Bé cự tuyệt bạn nhưng lại tốt với chồng của bạn – hoặc ngược lại.
Làm thế nào để đối phó: Điều này hết sức bình thường khi bé đang ở giai đoạn bám mẹ nhưng lại bỏ mặc bố hay ngược lại, đặc biệt nếu một trong các bạn thường xuyên làm việc bên ngoài. Nhưng nếu bạn muốn con mình thay đổi tích cực hơn, hãy nhìn vào hành vi của mình và của chồng hoặc vợ của bạn.
Cố gắng bằng cách nào đó khuyến khích sự thiên vị của bé đều hơn? Có thể bạn không biết, bạn tỏ vẻ khó chịu hay gay gắt khi chồng về nhà hoặc tỏ vẻ không thích khi chồng nuông chiều con. Hãy để chồng mở rộng vòng tay và chạy chơi với bé để bé cảm nhận sự ấm áp hơn?
Bé cảm thấy không khỏe.
Bé con mà bạn thường âu yếm đột nhiên thiếu kiên nhẫn và nóng tính, đẩy bạn đi khi bạn mong đợi bé ôm lấy bạn.
Làm thế nào để đối phó: Nếu sự thay đổi thực sự quá lớn, hãy đưa bé đi khám tại phòng mạch của bác sĩ nhi khoa. Có thể là một vấn đề về thể trạng, chẳng hạn như bé bị dị ứng hoặc một số bệnh khác.
Nguồn: Sưu tầm