Singlemum – Tiêu chuẩn cân nặng thai nhi là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá được sự phát triển của bé. Và dinh dưỡng – nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới cân nặng là điều mà mẹ bầu cần quan tâm nhất trong thai kỳ. Vậy mẹ nên có một chế độ ăn như thế nào để cân nặng thai nhi luôn đạt mức chuẩn?
- Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất
- Những vấn đề cốt lỗi về chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh
- Thực đơn dinh dưỡng “chuẩn” giúp kiểm soát cân nặng mẹ bầu
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi
Cứ mỗi tuần qua đi là bé yêu trong bụng mẹ lại phát triển hơn. Chắc hẳn cũng có nhiều lúc mẹ băn khoăn không biết kích cỡ bé bây giờ ra sao. Ngoài việc đánh giá chủ quan qua mức độ lớn lên của vòng bụng bầu, mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi.
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần

Bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi
Ghi chú:
- Từ tuần thai thứ 8 – 20: chiều dài được đo từ đầu thai nhi tới mông (do thai nhi cuộn tròn chân nên rất khó đo)
- Từ tuần thai thứ 21 – 40: chiều dài được đo từ đầu thai nhi tới chân.
Mẹ lưu ý: Thông tin trong bảng trên chỉ là mức trung bình và với mỗi bé lại có sự phát triển khác nhau nên nếu chỉ số của bé nhà mình không giống, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Chỉ khi nào bác sĩ nhắc nhở mẹ là bé nhẹ cân so với tiêu chuẩn thì mới cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi nhé.
Chế độ dinh dưỡng giúp cân nặng thai nhi luôn đạt mức chuẩn

Mẹ bầu cần biết cách cân bằng 4 nhóm dưỡng chất theo từng tháng thai kỳ.
Việc kiểm soát cân nặng cần diễn ra thường xuyên theo từng tháng trong thai kỳ. Vì vây, để thai nhi đạt mức cân nặng tiêu chuẩn, mẹ bầu cần có một chế độ lý tưởng theo từng tháng:
– Tháng đầu tiên: Đa phần các mẹ biết mình mang thai khi đã qua tháng đầu tiên nên thường không kiểm soát được việc ăn uống. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm biết mình có thai, mẹ cần ăn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất (đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất) đồng thời lưu ý bổ sung đầy đủ axit folic ngăn ngừa dị tật thai nhi và sắt phòng tránh thiếu máu nhé.
– Tháng thứ 2: Ốm nghén khiến mẹ bầu không ăn được nhiều trong tháng này. Để bé yêu không bị ảnh hưởng, mẹ hãy lựa chọn cho mình một loại sữa phù hợp, nếu được thì mẹ nên uống sữa bầu hoặc thay thế bằng sữa tươi, sữa đậu nành,…
– Tháng thứ 3: Nôn ói và nhạy cảm về mùi vẫn làm mẹ mệt mỏi như tháng trước. Dù vậy, mẹ vẫn cần cố gắng ăn, hãy chú trọng tới trái cây và rau xanh. Hai loại thực phẩm sẽ giúp mẹ giảm bớt sự khó chịu do ốm nghén gây ra.
– Tháng thứ 4: Đây là thời điểm thai nhi bắt đầu tăng trưởng nhanh nên đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Mẹ hãy bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất, đặc biệt lưu ý tới các loại vitamin và chất xơ.
Ngoài ra từ tháng này, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trong bữa phụ, mẹ hãy sử dụng các thực phẩm lành mạnh như: trái cây sấy, nước hoa quả,… hạn chế đồ ngọt, thức ăn chiên, xào,…
– Tháng thứ 5: Bắt đầu từ tháng 5, não bộ thai nhi sẽ phát triển mạnh mẽ. Do đó, mẹ cần tăng cường các dưỡng chất như DHA, omega 3 có nhiều trong sữa, cá hồi, hạt óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, đậu phụ,… Bên cạnh đó, mẹ không nên ăn quá nhiều thịt và đường trắng vì chúng khiến trí não thai nhi phản ứng không linh hoạt.

Hãy kiểm tra cân nặng thường xuyên
– Tháng thứ 6: Từ tháng này, mẹ cần bổ sung nhiều canxi vì đây là giai đoạn hệ thống xương và mầm răng của bé phát triển mạnh. Các thực phẩm mà mẹ nên tham khảo là: sữa, đậu phụ, cá mòi, rau lá sanh, khoai lang, tảo biển, mận khô, kiwwi, cua biển,…
– Tháng thứ 7: Đa dạng hóa thực phẩm trong tháng 7 là cách giúp thai nhi phát triển toàn diện. Nhưng mẹ hãy nhớ chỉ ăn các thực phẩm lành mạnh và tự chế biến nhé.
– Tháng thứ 8: Bụng bầu của mẹ tháng này đã lớn lắm rồi, để giảm tải cho hệ tiêu hóa, mỗi bữa mẹ không nên ăn quá no mà hãy chia thành nhiều bữa trong ngày. Hãy kiểm tra cân nặng thường xuyên để kiểm soát được lượng dinh dưỡng đi vào cơ thể nhé.
– Tháng thứ 9: Mẹ cần duy trì một chế độ ăn nhạt để giảm bớt tình trạng phù nề và ngăn ngừa cao huyết áp, tiền sản giật. Đây cũng là tháng mà mẹ sẽ phải đối mặt với cuộc “vượt cạn” nên hãy cố gắng ăn các món thanh đạm từ rau, quả, các chế phần từ sữa và thực phẩm giàu sắt để bổ sung đủ lượng máu bị mất khi sinh.
Singlemum tổng hợp