Singlemum – Kiểm soát cân nặng khi mang thai, nên tăng bao nhiêu cân là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu khi tới giai đoạn giữa thai kì. Việc tăng cân nhiều quá hay ít quá đều ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Để tránh lo lắng về việc tăng cân “quá đà”, mẹ bầu nên biết cách kiểm soát cân nặng khi mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu cặn kẽ vấn đề này.
- Nguyên tắc ăn uống để “vào con không vào mẹ”
- Bà bầu tăng cân nhanh nên cân nhắc sử dụng các thực phẩm sau
- Chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho bà bầu giúp cân nặng thai nhi luôn chuẩn
Cần tăng bao nhiêu cân khi mang thai?

Mẹ bầu có cơ thể bình thường chỉ nên tăng từ 11,3 – 16 kg
Việc tăng cân hợp lý là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển ổn định của thai nhi. Trong suốt 9 tháng 10 ngày, mẹ bầu có cơ thể bình thường chỉ nên tăng từ 11,3 – 16kg, mẹ thiếu cần tăng từ 12,7 – 18,3 kg, mẹ thừa cân thì chỉ tăng khoảng 7 – 11,3kg, còn mẹ béo phì nên tăng từ 5 – 9,1 kg.
Trước khi xác định cần tăng bao nhiêu cân, mẹ bầu cần tính chỉ số khối lượng cơ thể để biết cân nặng của mình ở mức độ nào. Công thức tính như sau:
Trong đó BMI là chỉ số khối lượng cơ thể, W là trọng lượng (đơn vị kg), H là chiều cao (đơn vị m). Sau khi tính, mẹ có thể so kết quả với bảng tiêu chuẩn:
- BMI<18: Mẹ bầu thuộc dạng nhẹ cân
- BMI trong khoảng 18 – 23: cân nặng mẹ bầu bình thường
- BMI trong khoảng 23 – 30: mẹ bầu thừa cân
- BMI> 30: mẹ bầu thuộc dạng béo phì
Bảng tính này chỉ dành cho mẹ bầu đơn thai, những mẹ bầu mang đa thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tùy vào số lượng thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn chính xác số cân nặng mà mẹ nên tăng nhé.
Cách tăng cân “chuẩn” khoa học dành cho mẹ bầu

Ăn uống lành mạnh kiểm soát cân nặng.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định số cân mà mẹ bầu sẽ tăng trong thời gian mang thai. Vì thế, để kiểm soát được cân nặng của mình, mẹ bầu có thể áp dụng những “tuyệt chiêu” sau đây:
Hạn chế ăn chất béo, đồ ngọt
Chất béo sẽ làm cho cơ thể mẹ bầu “phát phì” nhanh chóng, đặc biệt là những loại chất béo từ mỡ động vật. Vì vậy, hàng ngày mẹ nên sử dụng dầu ăn để nấu nướng. Chất béo trong dầu có tác dụng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định hơn.
Ăn nhiều đồ luộc, hấp
Đồ luộc, hấp không chứa nhiều dầu mỡ sẽ giúp mẹ đỡ thấy “ngán” hơn khi ăn vì chúng giữ được mùi vị tự nhiên. Mẹ không nên ăn nhiều đồ chiên xào – thức ăn sẽ làm mẹ tăng cân nhanh, lại không giàu dinh dưỡng.
Không ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh

Hạn chế đồ hộp, thức ăn nhanh và tinh bột.
Đồ ăn chế biến sẵn thường không đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, còn thức ăn nhanh được coi là tác nhân gây béo phì. Mẹ nên thay những đồ ăn này bằng thực phẩm lành mạnh như hoa quả, trái cây sấy,…
Nhai kỹ
Nhai kỹ sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn. Khi ăn chậm, nhai kĩ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được mùi vị của thức ăn đồng thời no lâu hơn.
Uống đủ nước
Nước khiến mẹ bầu không cảm thấy nhạt miệng, bớt ăn vặt hơn khi cảm thấy “buồn” miệng. Nước còn điều hòa các hoạt động của cơ thể để chúng diễn ra một cách nhịp nhàng.
Tập thể dục

Tập thể dục là cách kiểm soát cân nặng rất tốt
Tập thể dục khi mang thai giúp mẹ bầu tiêu hao lượng mỡ thừa, các cơ bắp trở lên săn chắc hơn. Hàng ngày, mẹ chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng, tập một vài động tác yoga hay bơi lội thì cơ thể mẹ sẽ luôn khỏe khoắn, thoải mái.
Kiểm tra cân nặng thường xuyên
Mỗi tuần mẹ nên kiểm tra cân nặng của mình một lần để theo dõi quá trình tăng cân. Từ đó mẹ sẽ thấy được phần nào mức độ cân nặng của mình đã hợp lý chưa, có cần điều chỉnh không để biết cách kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Không “lạm dụng” nước ép trái cây
Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu, tuy nhiên, lượng đường cao trong nước ép là nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng cân nhiều. Vì vậy, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên uống một ly nước ép, khi pha không cho quá nhiều đường và sữa đặc.
Không ăn quá nhiều tinh bột

Mẹ có thể giảm lượng tinh bột hấp thụ vào cơ thể bằng cách ăn khoai thay cơm
Tinh bột là thức ăn quen thuộc trong các bữa ăn chính. Nó giúp mẹ “chống” đói hiệu quả nhưng cũng khiến mẹ bầu tăng cân nhanh chóng. Mẹ có thể giảm lượng tinh bột hấp thụ vào cơ thể bằng cách ăn khoai thay cơm. Khoai lang có lượng tinh bột vừa phải, chứa nhiều vitamin và ngăn ngừa táo bón khi mang thai.
Một cách nữa cũng khá hiệu quả là ăn cháo thay cơm. Các loại cháo nấu với thịt, xương, cua, cá,… vừa bổ dưỡng, vừa dễ tiêu hóa lại vừa khiến cơ thể mẹ bầu dung nạp đủ lượng tinh bột.
Singlemum tổng hợp