Để người mẹ sau sinh có nhiều sữa phải đảm bảo 3 yếu tố: người mẹ phải hạnh phúc, người mẹ phải khỏe mạnh và bữa ăn của người mẹ phải đầy đủ.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ sau sinh
- Những thực phẩm mà dù “thèm ăn” phụ nữ sau sinh cũng phải tránh
- Thực đơn giảm cân sau sinh vẫn đảm bảo đủ sữa cho con bú
Thứ nhất, khoa học chứng minh, vấn đề phụ nữ sau sinh có sữa nhiều hay ít phụ thuộc bởi 2 nội tiết tố oxytocin và prolactin. Trong đó, oxytocin có nhiệm vụ bóp túi sữa đẩy ra khỏi nang sữa để sữa xuống tràn trề, đặc biệt, oxytocin được tiết ra trong lúc cho con bú rất nhiều. Còn prolactin có nhiệm vụ làm cho tế bào tạo ra sữa trước khi em bé bú.
Tuy nhiên, oxytocin lại rất nhạy cảm với yếu tố môi trường. Khi phụ nữ sau sinh căng thẳng, lo âu, áp lực, sợ mình không đủ sữa sẽ không co bóp để đẩy sữa ra ngoài mặc dù trong ngực mẹ có sữa. Còn khi phụ nữ sau sinh hạnh phúc, tâm lý thoải mái, nội tiết tố này sẽ co bóp đẩy sữa ra ngoài.
Thứ 2, người mẹ sau sinh phải thật khỏe mạnh. Trong điều kiện cho con bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu của Tổ chức y tế Thế giới có khuyến cáo những người mẹ không nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn như:
Người mẹ bị thiếu máu nặng: Khi em bé sinh ra bú mẹ, sắt dự trữ trong thời kỳ bào thai, 6 tháng đầu sẽ được sử dụng. Tuy nhiên, sắt được dự trữ ở đứa trẻ chưa thể đủ, phải cung cấp thêm từ sữa mẹ. Vì vậy, người mẹ thiếu máu sẽ khiến trẻ thiếu máu.
Người mẹ suy dinh dưỡng quá nặng: Mẹ suy dinh dưỡng nặng, chất dinh dưỡng trong sữa sẽ không nhiều, đặc biệt vi chất kém. Trong khi đó, vi chất mang yếu tố tinh tế của con người, quyết định sự thông minh hay không ở đứa trẻ.
Người phụ nữ khẩu phần ăn quá kém không đủ để cho người mẹ hồi phục, không đủ để tạo sữa cũng không được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Mẹ cho con ăn đủ, bú đủ mà không tăng cân, em bé đó sẽ được bổ sung sữa ngoài sớm hơn.
Thứ 3, bữa ăn của mẹ phải đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Người mẹ đủ sữa cho con bú hay không, trong thời kỳ mang thai phải tăng đủ cân.
Độ tăng cân đảm bảo, từ 9-12kg với bà bầu có chỉ số BMI bình thường. Bà bầu gầy chỉ số BMI <18,5 nên tăng 25% so với cân nặng khi mang thai. Còn bà bầu béo phì có chỉ số BMI >18,5 nên tăng 15% so với cân nặng khi mang thai để chất béo trong cơ thể người mẹ luôn đủ sữa cho em bé, đủ sức khỏe.
Nguồn: Sưu tầm