Sau quá trình phải nhìn mình xuống sắc khi mang bầu thì chị em thường có tâm lý muốn thay đổi sau khi sinh. Sự thay đổi nhanh chóng nhất trong việc làm đẹp là thay đổi kiểu tóc, màu tóc. Nhưng liệu phụ nữ đang cho con bú có nên làm tóc không?
-> Làm đẹp sau sinh với lá trầu không bằng 4 công thức trị nám
1. Tác hại của hóa chất làm tóc
Một nhóm nghiên cứu ở Anh Quốc đã tiến hành phân tích các thành phần trên nhãn các sản phẩm uốn, duỗi, nhuộm tóc, các nhà khoa học chỉ ra rằng hầu hết các sản phẩm trên đều có chứa hắc ín,các và muối kim loại nặng có độc tính rất cao như chì, bismut, và thành phần hóa học đều chứa các chất có nhân thơm, đặc biệt là P-phenylenedamine (PPD). Thực nghiệm cho thấy, PPD nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi nhuộm tóc có thể gây ung thư da, ung thư vú.
Các thành phần khác khi tiếp xúc nhiều với tóc sẽ gây ra tình trạng tóc khô, dễ gẫy rụng, còn khi tiếp xúc với da sẽ gây tình trạng viêm chân tóc, viêm da tiếp xúc hoặc viêm da dị ứng… Điều này giải thích tại sao với những người khi sử dụng thuốc uốn nhuộm sát với chân tóc thường có cảm giác rất xót và rát tại da đầu. Các loại thuốc nhuộm, uốn, duỗi tóc có kích thước phân tử nhỏ để tấn công và làm thay đổi cấu trúc bên trong tóc, những chất độc này cũng dễ dàng thâm nhập vào nang tóc và hòa trộn vào máu.
Các hóa chất làm tóc thường tàn phá mái tóc nhanh chóng, nên để hạn chế tình trạng khô xơ chẻ ngọn thì các mẹ nên thường xuyên ủ tóc và sử dụng thêm dầu dưỡng giúp duy trì độ bóng mượt mái tóc theo thời gian
2. Sau sinh ép hay uốn tóc có ảnh hưởng gì không?
Theo các nhà nghiên cứu khoa học cho biết, các loại thuốc nhuộm, uốn và duỗi tóc tác dụng theo phản ứng oxi – hóa, thành phần chứa chất PPD hoặc 2-Nitro-PPD và Hydro Peroxide. Để làm tóc thì các người thợ sẽ pha trộn thuốc với nhau tạo thành phản ứng hóa học trong thân tóc. Đặc biệt, trong thuốc nhuộm tóc có các thành phần muối Acetate chì, muối Citrate Bismuth… làm tóc thay đổi dần dần theo màu khác. Nếu lúc nhuộm sơ ý để thuốc dính vào mắt thì có thể làm giảm thị lực, gây dị ứng da.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu nào cho thấy ảnh hưởng của các loại thuốc làm tóc đối với sữa mẹ. Với hàm lượng các chất hóa học có trong các loại thuốc làm tóc và chỉ sử dụng ngoài da như vậy thì sẽ không thấm vào sữa mẹ và không gây ảnh hưởng đến bé.
Việc nhuộm, duỗi hay uốn tóc chỉ tránh với các bà mẹ đang trong thời kì mang thai em bé 3 tháng đầu tiên, bởi giai đoạn này thai nhi đang được hình thành các bộ phận cơ thể nên có thể gây dị tật bẩm sinh, sảy thai do ảnh hưởng từ những mùi của thuốc. Còn đối với các mẹ sau khi sinh, trong quá trình làm tóc sẽ khó tránh khỏi những tai nạn việc thuốc nhuộm các chất trong các loại thuốc khác ngấm vào da đầu có thể khiến các mẹ bị rụng tóc sau sinh hay bị đau đầu.
Để bảo vệ mái tóc mượt mà, chắc khỏe trong thời gian này thì các mẹ hãy sử dụng các loại dầu gội phục hồi tóc khỏe mạnh giúp làm sạch tóc hiệu quả. Để mái tóc mượt mà thì đừng quên sử dụng dầu xả cho mái tóc sau khi gội nhé.
3. Sau sinh bao lâu thì được ép tóc?
Đối với các bà mẹ sau khi sinh sức khỏe còn rất yếu cho nên nếu làm tóc vào lúc này thì mái tóc của bạn sẽ khó tránh khỏi việc các hóa chất trong thuốc sẽ ngấm sâu vào da đầu, khiến cho các mẹ bị rụng tóc hay bị đau đầu. Thế nên, để đảm bảo an toàn cho các chị em đang cho con bú muốn hãy hạn chế làm tóc khi sức khỏe chưa cho phép nhé.
Để trả lời cho câu hỏi sau sinh bao lâu thì mới được ép tóc? thì tốt nhất là trong vòng 6 tháng đầu sau khi sinh các mẹ nên hạn chế làm tóc. Bởi vì, đây là thời gian này cơ thể của các mẹ cần được phục hồi hoàn toàn và là thời gian mẹ nên chăm sóc bé cẩn thận. Cho nên, nếu muốn làm đẹp mái tóc thì các mẹ nên chịu khó qua thời gian này một tí vì tương lai của con mẹ nhé.
Nguồn: Sưu tầm