Medonthan.net- Trong suy nghĩ của nhiều người nhất là bạn trẻ bây giờ, việc lấy chồng sớm là điều không nên bởi nó bó buộc người phụ nữ trẻ vào việc gia đình, không có thời gian bên bạn bè, con cái và ngăn cản con đường học hành, sự nghiệp của bản thân.
Tuy nhiên, cái nhìn của người ngoài thường không đánh giá hết được vấn đề. Cùng lắng nghe những chia sẻ rất thật của những người trong cuộc dưới đây để biết lấy chồng sớm sẽ hơn – thiệt cụ thể thế nào.
>>>Bài liên quan
- Kế sách trả thù chồng ngọt ngào
- Tại sao con gái phải lấy chồng hả mẹ
- Lời căn dặn của cha dạy con gái cách chọn chồng
“Sẽ sốc đấy, nếu bạn chưa ‘lên dây cót’ tinh thần”
Là một người trong cuộc, nhà văn trẻ Di Li – Nguyễn Diệu Linh đã chia sẻ những cái hay, cái thiệt của chuyện lấy chồng sớm.Diệu Linh hóm hỉnh cho biết: “23 tuổi, mình ‘theo chồng bỏ cuộc chơi’. Là người đã trải qua, mình thấy thế này. Cái lợi duy nhất của người phụ nữ lấy chồng sớm đó là sẽ có con lớn khi tuổi đời còn rất trẻ (cười).
Ở trường mình ngày xưa thấy có mấy cô sinh viên vừa đi học, vừa mang bầu trông bất tiện lắm. Mình nghĩ tuổi sinh viên là đẹp nhất mà lại tước mất thanh xuân của mình và thay vào đó bằng chuyện chồng con, bầu bí, tã lót, hầu hạ bố mẹ chồng thì cũng khá thiệt thòi.Nhiều nàng khi yêu vẫn ngỡ gia đình là 1 thế giới lãng mạn, toàn màu hồng. Nhưng chỉ cần cưới xong, nhiều cô dâu trẻ đã không còn thấy nó giống như tưởng tượng chút nào. Nó là thế giới của giỗ chạp nội ngoại, hóa đơn điện nước, đống quần áo chưa giặt, tã lót và mùi hành tỏi vào mỗi buổi chiều…
Và không ít cô gái trẻ thậm chí sẽ sốc nếu chưa kịp chuẩn bị tinh thần.Mình là tên ‘cầm đèn chạy trước ô tô’ so với bạn bè trong việc lấy chồng và mình thường dọa những tên đi sau những điều như thế. Họ ậm ừ không tin, cũng chẳng lo ngại. Song về sau, khi đã bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, ai nấy đều bảo đúng như thế thật.Một cái thiệt khác mà mình nhận thấy khi lấy chồng sớm là sẽ không có nhiều thời gian hưởng thụ, phấn đấu cho sự nghiệp và học hành. Ở Việt Nam, rất hiếm ông chồng chịu khó ngồi nhà trông con cho vợ đi học tiến sỹ, đi công tác nước ngoài, đi họp hành, đi du lịch cùng bạn bè, đi khiêu vũ…
Vì thế, lấy chồng rồi, đương nhiên cuộc sống riêng tư sẽ bị hạn chế. Dù là ông chồng thoáng như chồng mình thì mình cũng vẫn bị hạn chế, bị cùm kẹp. Chẳng ai buổi tối lại dám mở lời: ‘Anh trông con tí, em đi bar đây’, rồi chải chuốt, váy vóc óng ả xúng xính ra ngoài. Xem ra điều này không được tế nhị cho lắm và cũng chẳng người chồng nào chấp nhận đâu (cười).Các cụ bảo rồi: ‘Gái có chồng như gông đeo cổ’ đâu có sai. Đó là chưa kể các bà mẹ trẻ thường chưa độc lập kinh tế thì tầm tuổi 20, 21 lấy tiền đâu ra. Chắc chắn họ sẽ phải dựa dẫm vào chồng, mất chủ động, trừ phi chồng là đại gia. Mà dù chồng là đại gia đi chăng nữa cũng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào chồng.Thêm vào đó, phụ nữ lấy chồng sớm thì chắc chắn họ sẽ chưa thể trang bị đủ kiến thức về dinh dưỡng, sinh sản, sức khỏe và kinh nghiệm sống để đối mặt với những khủng hoảng gia đình khó có thể tránh khỏi. Mình cho muốn duy trì mọi thứ tốt đẹp, ai cũng đều phải có kiến thức đầy đủ và ‘lên dây cót’ tinh thần từ trước.
Hôn nhân là một cuộc chiến cam go mà cả hai bên nếu không hiểu rõ nó sẽ mất lúc nào không biết. Nó đâu phải là hoa hồng như các cô gái trẻ vẫn nghĩ”.
“Lấy chồng sớm, cũng thú vị đấy chứ!”
Đó là suy nghĩ của Phương Linh (nhân viên kinh doanh tại Hà Nội). Cô gái xinh xắn này cũng là người trong cuộc bởi chính Linh đã theo chồng bỏ cuộc chơi khi mới 21 tuổi.Linh chia sẻ: “Nhiều người ở ngoài nhìn vào và nghĩ lấy chồng sớm là không nên bởi bản thân lúc đó sẽ chưa trưởng thành trong suy nghĩ, hành động nhưng mình không nghĩ vậy. Mình may mắn yêu và lấy được người đàn ông yêu thương mình thật lòng. Cũng có người nói, lấy chồng là ‘đeo gông vào cổ’, là chấm dứt cuộc sống tự do, mất khoảng trời riêng, là gánh nặng đè lên vai… Thực chất, những quan niệm đó không sai nhưng chưa hoàn toàn đúng.Với mình, lấy chồng sớm là một điều may mắn, hạnh phúc. Trước mình vô tư, hồn nhiên lắm. Nhưng sau khi lấy chồng, mình đã thay đổi. Mình biết chăm sóc cho gia đình, biết dậy sớm nấu ăn, ý thức được hạnh phúc gia đình là như thế nào. Mình biết trân trọng những đồng tiền mình kiếm ra hơn. Mình không chỉ mải mê tiêu và tiêu bằng hết số tiền mình có như trước đây cho váy áo, du lịch… nữa.
Phương Linh – Nhân viên kinh doanh.
Ngoài ra, lấy chồng sớm còn giúp mình trưởng thành hơn, biết tôn trọng, yêu quý bố mẹ chồng, gia đình hơn. Chính chồng là người đã giúp mình biết cách cư xử đúng đắn hơn với mọi người và anh đã ‘khai quật’ nên tài nấu ăn ngon của mình. Lấy chồng sớm lợi thế cơ mà!Đương nhiên, thiệt cũng không phải là không có. Mình sẽ phải tạm gác những dự định cá nhân để hướng tới dự định chung của cả gia đình. Ví như sẽ không còn những màn ngủ nướng tới trưa mà sẽ dậy sớm nấu nướng, chuẩn bị đồ ăn cho gia đình và tất bật với một ngày bận rộn mới… Nhưng nếu được chọn lại, mình vẫn sẽ vẫn lấy chồng sớm bởi cái được còn nhiều hơn cả cái mất”.
“Nếu có kế hoạch tốt cho tương lai, lấy chồng sớm không có vấn đề gì”
Hoàng Anh (nhân viên kinh doanh, Hà Nội) – một cô gái cũng lấy chồng sớm đã quan niệm như vậy về việc lấy chồng sớm. Hoàng Anh tâm sự: “23 tuổi, mình cũng theo chồng về dinh. Mình nghĩ đích đến và thành công cuối cùng của một người phụ nữ là có 1 gia đình hạnh phúc, xuất phát sớm thì hy vọng mình sẽ về đích sớm.
Hoàng Anh – Nhân viên kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu kết hôn quá sớm, người phụ nữ đó có thể sẽ không có nhiều kinh nghiệm sống và chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Họ sẽ bị sốc trước những mối quan hệ mới, một vị trí, vai trò mới.
Mình nghĩ lấy chồng và có con sớm, chưa trang bị đủ kiến thức cho bản thân mới là điều phải lo. Còn việc lấy chồng sớm và biết lo lắng, có kế hoạch ổn định cho tương lai thì không có gì cần bận tâm nhiều”.
nguồn: Medonthan@afamily