Đánh rắm hay còn gọi là xì hơi là một hiện tượng phổ biến ở cả người lớn và trẻ sơ sinh. Việc đánh rắm nghe có vẻ hài hước và…hơi mùi. Nhưng đôi khi đây lại là “tiếng lòng” thông báo một số vấn đề về tiêu hóa. Đặc biệt, nếu trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều thì bạn cần phải chủ động tìm hiểu nguyên nhân để kịp thời xử lý.
Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều nhưng…
Bao nhiêu là bình thường?
Trẻ sơ sinh có thể đánh rắm nhiều hơn người lớn và có mùi nặng hơn. Nhưng nếu bạn để ý thấy bé đánh rắm hơn 10 lần một ngày. Kèm theo đó là hiện tượng chướng bụng, bé la quấy có thể bỏ ăn thì đó là biểu hiện bất thường của hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều
Hiện tượng trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều và kèm theo dấu hiệu bất thường có thể tới từ nhiều nguyên nhân. Trong đó những nguyên nhân phổ biến như sau:
Do chế độ dinh dưỡng của mẹ không tốt
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của sữa. Nếu mẹ sử dụng nhiều những thực phẩm nhiều gia vị, khó tiêu… Hoặc những thực phẩm lạ thì khi bú sữa mẹ. Những nhân tố này hoàn toàn có thể làm trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều hơn bình thường.
Do thức ăn dặm của trẻ
Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ sơ sinh cần dễ dàng bị kích ứng bởi những thực phẩm lạ bên ngoài. Đặc biệt đối với những trẻ ăn dặm sớm, những món ăn dặm đôi khi là quá sức với hệ tiêu hóa. Điều này làm cho trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều hơn.
Đối với trẻ sơ sinh đã ăn dặm tương đối tốt vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi thực phẩm lạ. Đặc biệt là những thực phẩm khó tiêu, không đảm bảo vệ sinh và gây dị ứng với trẻ. Trẻ không thể hấp thu những dưỡng chất trong đó và hệ tiêu hóa bị rối loạn. Từ đó trẻ sơ sinh sẽ đánh rắm nhiều hơn bình thường.
Thêm một nguyên nhân tới từ thực phẩm hàng ngày khiến trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều hơn đó là trái cây. Không phải tất cả, nhưng những loại trái cây như cam, quýt… sẽ tạo bọt khí trong dạ dày bé. Những bọt khí sẽ căng lên và tìm đường thoát ra ngoài, có thể là ợ và đánh rắm.
Nguyên nhân thứ 3 tới từ việc trẻ bú không đúng tư thế
Nguyên nhân này khá phổ biến, việc trẻ bú sai tư thế làm trẻ nuốt thêm một lượng khí vào dạ dày. Những bóng khí này cũng sẽ tìm đường “thoát thân”. Sang một chút thì ngược lên miệng qua tiếng “ợ”. Còn ngược lại thì như bạn cũng biết, bóng khí sẽ qua đường hậu môn và ra tiếng “…”.
Cách xử lý trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều
Cách xử lý trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều khá đơn giản, mẹ hoàn toàn có thể làm được ở nhà. Chỉ với vài ba chiêu mẹ đã giúp con và cả nhà thoát khỏi hậu quả của “tiếng lòng”.
Mát-xa bụng cho bé
Rửa sạch tay và lau khô, sau đó xoa nhẹ vùng bụng cho bé. Điều này giúp mạch máu lưu thông, hạn chế hiện tượng đầy hơi. Ngoài ra mát xa còn giúp bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn.
Lưu ý: không nên mát xa cho trẻ khi trẻ mới ăn no và cần rửa sạch tay trước khi mát xa.
Thể dục cho bé
Cách tập thể dục cho bé khá hiệu quả. Mẹ hãy để bé nằm ngửa và mô phỏng tư thế đạp xe. Việc tập thể dục này cũng có nhiều hơn một tác dụng là giúp bé hạn chế đánh rắm.
Ngoài ra mẹ cũng có thế chườm khăn ấm lên bụng bé và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chăm sóc trẻ sơ sinh cần rất nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết của mẹ. Chính vì vậy mẹ bỉm cần tìm hiểu nhiều thông tin hơn về dinh dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ trẻ sơ sinh. Có thể qua kinh nghiệm của người thân, bạn bè hoặc qua website chia sẻ Singlemum.vn.