Sau bài đọc : gửi em, cô nàng 30 tuổi, có nhiều người nói, anh đọc bài nào đó về mẹ đơn thân đi, anh lại lang thang lên những trang mạng, và tìm kiếm, nhưng dường như những bài viết về mẹ đơn thân rất hiếm hoi, và có chăng thì cũng rời rạc cho qua ý.
Mặc dù anh đã từng đọc ở đâu đó về sự khảo sát ly hôn ở nước mình đã lên đến 31 đến 40 % , nghĩa là cứ 3 cặp kết hôn thì 1 cặp sẽ ly hôn , vậy anh nghĩ tình trạng mẹ đơn thân sẽ không gọi là hiếm.
Nhưng nội tâm của họ không được đề cập,hay quan tâm đến nhiều Mẹ đơn thân, nghĩa là một người mẹ một mình nuôi con, trong câu nói ấy, anh cảm tưởng như một đàn gà con bám đuôi lấy gà mẹ, tiếng kêu đói của gà con lại khiến gà mẹ mệt mỏi tìm thức ăn hơn, tự đặt câu hỏi còn con gà trống đâu – ưm, chúng đi gáy rồi, có đời thuở nào, gà trống nuôi con đâu.
Trong một lần em nói như thế này : edam và eva trước đây ở trên thiên đường, nhưng vì eva mắc phải lỗi lầm nên con người mới bị đày xuống trái đất, có lẽ mà từ đó phụ nữ luôn mắc phải những sai lầm.
Hay bản năng của phụ nữ là sự sai lầm, và sai lầm lớn nhất của em là chọn nhầm người, để đến bây giờ, em và con em chỉ có thể lủi thủi một mình, giống như anh nói, gà mẹ chỉ nuôi con một mình có đúng không.
Nghe em nói, anh cũng không thể nào khúc triết được vấn đề, bởi sự đúng sai trong việc tình cảm, không thể nào như con số được, bổ đôi thế nào cũng không thể nào công bằng được , chỉ có thể dùng chữ Duyên để định vấn đề.
Đại loại như “ duyên hết rồi, mình buông “ giống như rằng kiếp trước anh ta chỉ là người khoắc một tấm áo cho em đỡ lạnh, không phải là người chôn em trong nấm mồ, là Duyên, nhưng Nợ là không có, có là Nợ cũng là con Nợ không Duyên – có lẽ với em là như vậy.
Nhiều lần em giải thích với con em, khi con hỏi em “ bố đâu rồi hả mẹ “ em ngậm ngùi rồi chỉ trả lời : lạc rồi, bố và mẹ lạc nhau, ở một đoạn đường nào đó của thanh Xuân, bố mẹ lạc nhau “ vậy mẹ có đi tìm bố không “ “ có, mẹ tìm rồi – nhưng bố vẫn lạc “ “ vậy bố không về nữa ạ “ “ về chứ – về để thăm con.
“ Là câu nói “ về để thăm con “ sau chừng ấy năm, có lẽ điều ấy vẫn là điều mà em mong muốn “ về để thăm con “ trong hằng ngàn nỗi đau về đêm, có lẽ đấy là điều mà em mong đợi nhất, em vẫn muốn thấy hình ảnh một người Bố đùa vui với đứa con của mình.

Đàn ông họ vốn dĩ nhiều năng lượng hơn, cái cách họ đùa vui với con nít cũng sẽ mang lại nhiều tiếng cười hơn , và con em thì cần tiếng cười, thanh âm mà mọi người mẹ đều muốn nghe trên đời này, chính là tiếng cười hạnh phúc của con mình, nên câu nói “ về để thăm con “ của em nặng sự mong chờ.
Hôm rồi con em bị bệnh, cũng chỉ có một mình em và con trong bệnh viện, loay hoay tất cả từ việc trở con đến viện, nhập viện, viện phí, thuốc thang, hỏi han bác sĩ về bệnh tình, chăm sóc con cũng chỉ có mình em.
Đến khi đêm về khi con đã ngủ, trên giường bệnh em nhìn hình ảnh con , nắm tay con rồi bật khóc, nước mắt ấy từ sự yêu thương, lo lắng, và một phần cô đơn – đơn độc mà trực chờ rơi.
Em nói “ những việc đã qua, giờ mọi thứ đã quen, em quen với cuộc sống chỉ có con và có em, đàn ông thật sự ra phụ nữ nào không cần, nhưng là có đáng để cần hay không, như điều Duyên và Nợ cả thôi.
Nếu đủ Nợ đủ Duyên đủ thành thật với nhau, thì có thể yên bề, nhưng em còn cái may mắn ấy không, việc ấy có lẽ để cho sự Duyên Nợ gặp nhau thôi, còn bây giờ đối với em , con em là tất cả.
“ Gà mẹ vẫn Hoài nuôi con …
Dee Truong