Trẻ con vốn không hư, chính môi trường xung quanh đã tác động tới hành vi của trẻ. Đứng trước tình huống trẻ ngang bướng, cha mẹ thường loay hoay tìm “Lý do trẻ không nghe lời?”, chán nản, buồn bực nhưng cũng chưa được. Hôm nay singlemum sẽ cùng cha mẹ tìm ra nguyên nhân trẻ không nghe lời nhé.
Thói quen không tốt của cha mẹ
“Nhân tri sơ, tính bổn thiện” khi mới sinh ra, ai trong mỗi chúng ta đều không mang những đức tính xấu. Suy rộng ra thì có thể hiểu là những thói hư tật xấu là do môi trường xung quanh tác động. Một đứa trẻ hư không phải vì bản thân chúng vốn đã hư mà hư bởi sống trong môi trường không tốt. Ở trong khuôn khổ gia đình, Cha mẹ chính là môi trường tác động tới hành vi của trẻ. Trẻ sẽ bắt chước theo những lời nói, hành vi của cha mẹ. Nếu cha mẹ hay gắt gỏng, cãi nhau thì con cũng sẽ học theo và không nghe lời cha mẹ.
Cũng có thể chính bạn lại tỏ thái độ không tốt, đôi khi cãi lại ông bà. Đáng ngại hơn là trước mặt trẻ và trẻ sẽ học theo. Cuối cùng, bé là bản sao của chính bạn và đang cãi lại bạn.
Cha mẹ thiếu sự lắng nghe
Trẻ con cũng có nhận thức riêng của mình. Khi trẻ đến một tầm tuổi nhất định, trẻ sẽ có những suy nghĩ và phân biệt đúng sai. Mặc dù những suy nghĩ này còn non nớt.
Khi cha mẹ nói một vấn đề, chưa kể đúng hay sai trong suy nghĩ của trẻ cũng sẽ có những nhận định về vấn đề đó. Từ đó, nếu trẻ có suy nghĩ ngược lại với cha mẹ thì bé sẽ cãi lại, đây là một phản xạ rất thường thấy ở trẻ nhỏ. Lúc này bạn cần đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con hiểu ra vấn đề.
Thêm một biểu hiện thường thấy trả lời cho câu hỏi “lý do trẻ không nghe lời”. Và là bằng chứng cho việc cha mẹ thiếu đi sự lắng nghe đối với con trẻ. Khi trẻ đang chơi đùa vui vẻ cùng bạn hoặc đồ chơi, bạn muốn trẻ dừng lại để ăn cơm. Nhưng suy nghĩ của bé vốn đơn giản, bé muốn chơi cùng bạn hoặc đồ chơi và chẳng quan tâm tới những gì xung quanh. Còn về cha mẹ, bạn muốn con ăn cơm vì cả nhà đang chờ. Hơn nữa bạn còn công việc nhà cần làm, cần nghỉ ngơi vì đã mệt mỏi với công việc.
2 suy nghĩ trái chiều nhau và không có điểm chung, vậy làm sao để bé nghe lời bạn cho được. Bạn cần phải nhẹ nhàng giải thích cho con, để cho chúng hiểu. Lúc này, bé sẽ ngoan ngoãn cất đồ chơi, chia tay bạn và cùng ăn cơm. Hơn nữa những lần sau bé cũng sẽ nhớ ra lý do này và chủ đổng hơn. Có thể không cần bạn phải nhắc nhở.
Cha mẹ thiếu đi những giới hạn và nguyên tắc cho trẻ
Bản năng của trẻ là chơi và khám phá, chúng không biết điểm dừng. Cha mẹ cần đóng vai trò là người điều hướng và xác lập cho con những điểm dừng. Điều này sẽ giúp trẻ không tiếp thu những thoi hư tật xấu từ bên ngoài.
Trong quá trình trẻ chơi với bạn bè, và tiếp xúc với mọi người xung quanh, trẻ có thể nạp vào những hành động tiêu cực. Đó có thể là trẻ không nghe lời cha mẹ, trẻ vô lễ… Cha mẹ không thể giam trẻ trong nhà để bao bọc trẻ khỏi những điều đó được. Điều bạn cần làm đó là phát hiện những sai lêch đó, giải thích và điều chỉnh hành vi của trẻ.
Khi trẻ có những hành vi sai lệch thì những nguyên tắc cần được xác lập. Những nguyên tắc này giúp trẻ vui chơi, học hỏi có khuôn khổ để không hư hỏng. Bạn cần có thời gian vui chơi, học tập…. cụ thể cho trẻ. Ngoài ra, để dạy con tốt, khi trẻ không nghe lời, ngoài giải thích bạn cũng cần có những hình phạt nhỏ. Điều này giúp trẻ nhớ tới việc làm sai của mình và không tái phạm nữa.
Trên đây là 3 nguyên nhân lý do trẻ không nghe lời thường gặp nhất. Con bạn đang ở trong tình huống nào, bạn hãy bình tĩnh xử lý nhé. Điều quan trọng là phương pháp, bạn phải bình tĩnh giải thích, không la mắng và đánh con. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:
3 nguyên tắc quan trọng nhất của “phương pháp dạy con biết nghe lời”