Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, “trái ngọt” đầu tiên của kỹ thuật mang thai hộ mang đến cho các cặp vợ chồng hiếm muộn cơ hội được làm cha, làm mẹ mà trước đó tưởng như vô vọng.
- Bà mẹ đơn thân Maya khoe con
- Cuộc sống giản dị của bà mẹ đơn thân xinh đẹp Thanh Trúc
- Bà mẹ đơn thân 9X sáng làm bếp, tối ở vũ trường khiến nhiều người ngưỡng mộ
18h chiều 22/1, người đứng đầu ngành y tế đã đến BV Phụ Sản Trung ương, vừa để chúc mừng cha mẹ của bé gái đầu tiên được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ, vừa chúc mừng các y, bác sĩ của BV đã hoàn thành tốt các hướng dẫn, kỹ thuật để giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể có con.
Theo Bộ trưởng, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của Việt Nam như thụ tinh ống nghiệm ngang tầm với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, có nhiều người phụ nữ không thể mang thai vì bệnh lý tử cung, bị cắt tử cung, sảy thai liên tục không rõ nguyên nhân…. Vì thế, khi chính sách mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được nhà nước cho phép, đó là cơ hội để những người phụ nữ này có được đứa con của chính mình, nhờ một người mang thai hộ.
Thực tế tại Việt Nam, khi mang thai hộ chưa được cho phép hợp tác, nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đã đi Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ nhờ mang thai hộ rất tốn kém và phiền toái. Nay các cặp vợ chồng hiếm muộn ở nước ta hoàn toàn có thể thực hiện ước mơ có con ngay tại trong nước.
Như trường hợp bé gái đầu tiên được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ này. Mọi vấn đề sinh lý của cặp vợ chồng đều bình thường, người vợ có trứng, noãn… nhưng 16 năm không thể mang thai vì bệnh lý tử cung. Nhờ một người mang thai hộ là người cô họ, họ đã được bế trên tay đứa con khao khát bấy lâu.
Trước đó, vào hơn 7h sáng 22/1, em bế Đ. Quỳnh Anh nặng 3,6kg đi vào lịch sử sản khoa khi là em bé đầu tiên chào đời nhờ phương pháp mang thai hộ, sau hơn 1 năm chính sách mang thai hộ được thông qua.
Theo dantri
Bình luận bị đóng