(Thủ tục đăng ký khai sinh cho con – Ảnh minh họa)
Trả lời:
Ý kiến thứ nhất:
Chào bạn, đối với câu hỏi về Thủ tục Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, tôi xin cung cấp một số thông tin và kiến thức pháp luật như sau:
1. Căn cứ pháp lí.
– Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
– Thông tư số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
– Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/03/2010 của Bộ tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
2. Trình tự thực hiện:
– Công dân có yêu cầu nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa (nếu có) Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Cán bộ tư pháp hộ tịch sau khi kiểm tra thấy đủ giấy tờ hợp lệ thì ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy đăng ký khai sinh. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp bản chính giấy đăng ký khai sinh cho người đi đăng ký khai sinh. Bản sao giấy đăng ký khai sinh cấp theo yếu cầu của đương sự.
Trong trường hợp người đi đăng ký khai sinh chưa nộp đủ giấy tờ hoặc cần phải xác minh thêm thì cán bộ tư pháp hộ tịch viết phiếu hẹn giải quyết và trả kết quả.
– Nhận kết quả tại (bộ phận một cửa) Uỷ ban nhân dân cấp xã.
3. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
4. Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ, gồm:
+ Giấy chứng sinh (theo mẫu)
+ Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng: Văn bản xác nhận của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực mà mình làm chứng);
+ Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về sự việc sinh là có thực.
+ Bản sao sổ hộ khẩu của người mẹ, bản sao Chứng minh nhân dân của người đi làm giấy khai sinh.
+ Tờ khai đăng ký nhận con (theo mẫu) nếu có người nhận là cha của trẻ tại thời điểm đi đăng ký khai sinh là có thực.
+ Giấy tờ chứng minh về quan hệ cha, con (nếu có).
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp xã
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Uỷ ban nhân dân cấp xã
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy khai sinh (bản chính), nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy tờ phải xuất trình:
+ Hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của người mẹ hoặc hộ khẩu thường trú, Chứng minh nhân dân của người mẹ.
+ Chứng minh nhân dân của người nhận làm cha (nếu có người nhận là cha của trẻ).
Với những quy định và trình tự thủ tục như trên, bạn có thể làm giấy khai sinh cho bé theo họ Trần như ý nguyện.
Ý kiến bổ sung:
Chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục. Câu hỏi của chị xin được tư vấn như sau:
Quyền được khai sinh là quyền của mỗi người và pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền này. Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:
Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Như vậy, nếu bố đứa bé đồng tình, chị hoàn toàn có thể cùng anh B đi khai sinh cho con, đặt tên con theo họ bố với thủ tục rất đơn giản. Trường hợp anh B không đồng ý, chị hoàn toàn có thể đăng ký khai sinh cho con với duy nhất tên chị trong cột “Họ và tên mẹ” và con chị được lấy họ theo họ mẹ.
Về thủ tục đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp trên:
Như đã nói ở trên, vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Tại Điều 15, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định:
“1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha mẹ có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay thế bằng giấy xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người làm giấy khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha ghi trong sổ đăng ký khai sinh và giấy đăng ký khai sinh để trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã kết hợp việc nhận con và đăng ký khai sinh”.
– Về thủ tục nhận cha cho con, Điều 34, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định:
“1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên”.
Tuy nhiên, chị cần lưu ý thêm: hành vi có con ngoài giá thú đối với người đã có vợ, hoặc chồng là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình vì Luật này quy định “cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Tùy theo tính chất và mức độ mà hành vi này có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Vì vậy, chị cần chấm dứt quan hệ hôn nhân với người chồng thứ nhất của mình nếu muốn tiếp tục chung sống hợp pháp với anh B.
Ý kiến bổ sung thứ hai:
Ý kiến bổ sung thứ ba:
Chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi/đáp của chúng tôi. Câu hỏi của chị được chúng tôi trả lời như sau:
Để giấy đăng ký khai sinh có tên của cả cha và mẹ đứa trẻ, thì anh, chị cần phải thực hiện kết hợp 02 thủ tục hành chính là đăng ký khai sinh và đăng ký việc nhận con cùng một lúc. Quy định chi tiết vấn đề này tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, ngày 27/12/2005, về đăng ký và quản lý hộ tịch, cụ thể:
– Đăng ký khai sinh (Điều 15): Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định). Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
– Đăng ký việc nhận con (Điều 34, Điều 35): Người nhận con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con; Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì UBND cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày. Khi đăng ký việc nhận con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận con và Quyết định công nhận việc nhận con. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
Căn cứ vào Quyết định công nhận việc nhận cha, con, UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con ghi bổ sung phần khai về cha, trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con.
2 bình luận
Gio lam giay khai sinh giau gia dinh ve nguoi cha trong gjay van dien day du ve nguoi cha
Tôi và chồng chưa Ly hôn mà tôi lại có con ngoài giá thú. Vậy tôi có thể làm giấy Khai sinh cho Con tôi không và thủ tục như thế nào ạ