Meodonthan – Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa? Đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu, bởi trong giai đoạn này bé cưng phát triển rất nhanh và nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng gấp 2-3 lần so với bình thường.
- Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa (4,5,6) tuần 18..20..22
- Phụ nữ mang thai không nên ăn gì theo từng tam cá nguyệt?
- Bổ sung DHA trong từng tam cá nguyệt cho mẹ bầu
1. Những dưỡng chất cần thiết trong 3 tháng giữa
3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi cảm giác khó chịu ốm nghén mang lại và cũng dần quen với những thay đổi của hormone. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ bầu tập trung bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi.
Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, mỗi bữa mẹ bầu nên tăng thêm khoảng 300 – 350 calories. Mỗi tháng, bạn phải tăng lên từ 2-2,5 kg để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu không nên bỏ qua những dưỡng chất sau đây:
– Vitamin D: Nhờ có vitamin D, cơ thể có thể dễ dàng hấp thu và duy trì mức độ canxi, phốt pho, giúp phát triển răng và xương cho thai nhi. Thiếu vitamin D là nguyên nhân dẫn đến dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ.
Ngoài ra, theo nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu Sức khỏe trẻ em của trường đại học Western Australia, cung cấp đầy đủ vitamin D khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ trẻ gặp các vấn đề về ngôn ngữ sau này.
– DHA: Chiếm 20% trong lượng não bộ và gần 60% chất liệu hình thành nên võng mạc, DHA đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, DHA giúp các tế bào thần kinh truyền tin nhanh và chính xác hơn.
– Vitamin A: Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cả tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi, vitamin A còn giúp hạn chế nguy cơ bị hẹn suyễn của các bé sau khi sinh.
2. Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa?
– Cá hồi: Không chỉ chứa vitamin D, canxi, cá hồi còn là một trong những nguồn cung cấp DHA dồi dào. Muốn con thông minh ngay từ khi chưa sinh ra, mẹ không được bỏ lỡ món này trong thực đơn của mình nhé!
– Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa chua và phô mai chứa vitamin D, canxi và một số lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa mẹ bầu hoạt động tốt hơn bình thường. Ngoài ra, những thực phẩm lên men như sữa chua có thể giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn.
– Trứng gà: Là một trong số ít những nguồn cung cấp vitamin D từ thực phẩm tự nhiên, lòng đỏ trứng gà còn chứa cholin, một trong những chất quan trọng đối với sự phát triển trí não trẻ.
– Các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó đều chứa nhiều omega 3, là món ăn vặt vui miệng nhưng đầy lợi ích cho mẹ bầu.
– Bơ: Không chỉ được biết đến là một loại trái cây giảm nghén hiệu quả, trái bơ còn là một thực phẩm cực tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bơ chứa một lượng lớn omega-3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và vitamin B6.
3. Những thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng giữa thai kỳ
Có thể nói thời điểm mang thai ở 3 tháng giữa thai kỳ là thời gian bạn có thể ăn uống thoải mái nhất. Tuy nhiên, lưu ý tránh một số thức ăn sau đây:
– Phô mai mềm: Các chế phẩm từ sữa được khuyến khích, đặc biệt trong 3 tháng giữa thai kỳ. Tuy nhiên, phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng là những loại thực phẩm nên tránh vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria – một loại vi khuẩn có hại cho thai nhi, có thể gây sẩy thai, sinh non và nhiễm trùng máu.
– Món tái: Tất cả những món nấu không chín kỹ: bò tái, cá sống, sushi, hàu tái chanh… đều cần thiết phải tránh. Bởi chúng có khả năng gây ra ảnh hưởng lớn đến thai nhi.
– Phụ gia thực phẩm: Chất phụ gia cần tránh là bột ngọt, bột nêm vì chúng có thể gây rối loạn dạ dày, đau đầu. Phẩm màu nhân tạo cũng phải tránh xa nhất là màu xanh, màu đỏ và vàng. Trong giai đoạn này nếu có thể bạn hãy chế biến tại nhà thay vì hàng quán để có thể kiểm soát lượng phụ gia vào người.
Medonthan tổng hợp
Bình luận bị đóng