Singlemum – Nhận biết có thai sớm nhất như thế nào? Vài ngày sau khi trứng thụ tinh, hormone thai kỳ bắt đầu được tiết ra. Sự tăng cao của những hormone này khiến cho cơ thể mẹ xuất hiện những dấu hiệu mang thai sớm nhất mà mẹ có thể dễ dàng nắm bắt được.
- Dấu hiệu có thai sớm nhất trong tuần đầu tiên
- Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau khi quan hệ
- 10 dấu hiệu có thai sớm nhất phụ nữ thường bỏ qua
Ra máu và chất nhầy – mẹo để biết có thai
Sau khi thụ tinh từ 5 – 6 ngày, trứng bắt đầu di chuyển về tử cung để làm tổ. Trong quá trình làm tổ, nó có thể gây ra một vài vết thương nhỏ khiến niêm mạc tử cung bị chảy máu. Đây được gọi là hiện tượng ra máu báo, mẹ sẽ thấy ra một vài giọt máu có màu hồng nhạt trong khoảng 1, 2 ngày rồi ngừng. Ở một số mẹ bầu còn thấy xuất hiện chất nhầy đặc, bở. Đó là lớp chất nhầy mà cổ tử cung tiết ra để bịt kín nút ở cổ tử cung, nhằm bảo vệ thai nhi an toàn bên trong tử cung.
Mệt mỏi và hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
Khi mang thai, cơ thể mẹ phải hoạt động liên tục để tăng lưu lượng máu vận chuyển oxy và dinh dưỡng nuôi thai nhi. Trong những tháng đầu, mẹ chưa quen với tốc độ này nên cơ thể thường hay mệt mỏi, thèm ngủ. Hơn nữa, sự chênh lệch giữa nhịp tim tăng và sự thay đổi thất thường của huyết ap khiến mẹ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
Đầy bụng, khó tiêu, táo bón
Đây đều là những đặc trưng của chứng rối loạn tiêu hóa mà hormone thai kỳ chính là nguyên nhân làm cho đường ruột giảm co bóp. Các cơ trong đường ruột bị chùng, khiến việc đưa chất thải ra ngoài khó khăn, gây ra tình trạng táo bón khi mang thai.
Tâm trạng thất thường
Khi có thai, mẹ sẽ rất khó để kiểm soát tâm trạng của mình. Có thể mẹ sẽ thấy mình trở nên vô lý, hay cáu gắt, khó chịu và cằn nhằn về mọi việc. Điều này là do các hormone nội tiết tăng cao khiến tâm trạng mẹ thất thường. Tuy nhiên, rất nhanh thôi, các triệu chứng này sẽ biến mất sau giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.
Đi tiểu nhiều lần
Nếu mẹ thấy mình ghé nhà vệ sinh liên tục mà lượng nước uống hàng ngày vẫn không thay đổi, thì mẹ hãy nghĩ tới khả năng mình đang mang thai nhé. Lượng chất được thải ra bàng quang nhiều hơn từ việc gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể.
Vòng ngực
Ngực là bộ phận chịu sự tác động lớn nhất của hormone thai kỳ. Dù rằng vẫn còn quá sớm để vòng một bắt đầu “vận hành” chức năng sản xuất sữa, nhưng nó cũng đang dần to lên gây ra cảm giác đau tức hơn bình thường, núm vú cũng trở lên sẫm màu hơn.
Đau lưng, chuột rút
Các cơ ở lưng và chân bắt đầu “rục rịch” chuẩn bị có sự lớn lên của tử cung bằng cách giãn dần ra. Điều này khiến sẽ mẹ cảm thấy đau mỏi lưng, thắt lưng, dọc vùng cột sống và cả chuột rút.
Buồn nôn, nhạy cảm về mùi
Hai dấu hiệu này thường xuất hiện khi mẹ bước vào giai đoạn ốm nghén, trong đó, buồn nôn là dấu hiệu thường gặp nhất. Mẹ có thể sẽ bị nôn ói vào buổi sáng, nôn khi ngửi thấy mùi dầu mỡ, mùi thức ăn, mùi xăng xe hay bất kỳ mùi lạ nào. Chứng nôn ói này khiến mẹ cảm thấy chán ăn và không ăn được nhiều. Vì thế mà trong 3 tháng đầu, cân nặng của mẹ sẽ chỉ tăng khoảng 0,5 – 1kg.
Chậm kinh và que thử 2 vạch
Khi trứng đã thụ tinh thì lẽ dĩ nhiên, mẹ sẽ không gặp lại chu kỳ kinh nguyệt trong nhiều tháng nữa. Chỉ cần chậm kinh 1 tuần là mẹ đã nên mua que thử thai về thử. Khi đó, lượng hormone thai kỳ đã có nhiều trong nước tiểu, que thử thai sẽ cho mẹ biết được rằng mình có thai không. Nếu trên que hiện 2 vạch thì khả năng cao mẹ đã mang thai.
Còn nếu mẹ đang trong giai đoạn “mong có con”, thì không cần phải đợi tới khi chậm kinh, mẹ có thể dùng que thử sau khi quan hệ 7 – 10 ngày.
Khi sử dụng, mẹ nhớ đọc kỹ hướng dẫn, nên thử với nước tiểu vào buổi sáng sớm để cho ra kết quả chính xác nhất nhé, đó chính là mẹo để biết có thai cho mẹ.
Singlemum tổng hợp