Các chuyên gia đã khẳng định giai đoạn trẻ từ 0-1 tuổi là giai đoạn hoàng kim của sự phát triển đại não.
Trong thời gian này, trẻ có khả năng tiếp nhận tuyệt vời, chính vì vậy phương pháp giáo dục khoa học sẽ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ
-> Những điều bố mẹ nên trau dồi thêm trong việc nuôi dạy con
Bố mẹ nhất định phải hiểu biết thời kỳ hoàng kim để phát triển tiềm năng đại não của trẻ, giúp đại não của trẻ được kích thích nhiều nhất, đặt nền móng cho việc xây dựng trí thông minh cho trẻ.
Hiểu biết tiềm năng quan trọng của trẻ
Các chuyên gia khoa học cho rằng, sự phát triển của não trẻ là một quá trình không lặp lại, mang yếu tố hoàn thiện một lần.
Cũng có thể nói, nếu trong quá trình hình thành và phát triển, đại não không thể có tác động hợp lý tới trẻ, thì sự phát triển trí tuệ sẽ gặp trở ngại.
Sau này nếu có cố gắng bù đắp cũng chỉ được phần nào thậm chí là vô tác dụng; ngược lại, nếu nắm bắt được giai đoạn quan trọng này, đem đến cho trẻ một sự phát triển hợp lý và đầy đủ thì não trẻ sẽ phát triển vượt trội.
Kích thích từ bên ngoài thúc đẩy não trẻ phát triển
Khi bé yêu chào đời, sự truyền các tín hiệu thần kinh qua các khe sinap1 rất nhiều, nhưng trong quá trình trưởng thành, sự truyền qua sinap này sẽ bị đào thải có chọn lọc, quá trình này được gọi là quá trình thay đổi điểm tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh.
Do đó, kinh nghiệm mà trẻ có được càng nhiều, càng phong phú, thì tỉ lệ tác động của hệ thống mạng lưới thần kinh đại não càng cao. Nếu bố mẹ thường xuyên kích thích tới các điểm tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh này thì có thể khiến đại não của trẻ phát triển khỏe mạnh hơn, thúc đẩy não trẻ phát triển.
Bố mẹ nên nhanh chóng nắm bắt được quá trình phát triển hoàng kim của đại não trẻ, tích cực khai phá đại não trẻ, khiến trẻ thông minh hơn.
Trong suốt những giai đoạn này, trẻ khóc vì một lý do. Trẻ đột nhiên trải qua những thay đổi lớn trong quá trình phát triển và điều đó khiến trẻ khó chịu. Những thay đổi này giúp trẻ học được nhiều kỹ năng mới, vì thế, chúng đáng là lý do để ăn mừng. Suy cho cùng, đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển bình thường. Nhưng đối với trẻ, những thay đổi này lại khiến chúng ngơ ngác. Trẻ ngạc nhiên – mọi thứ thay đổi chỉ sau một đêm. Cứ như thể nó vừa mới bước chân vào một thế giới hoàn toàn khác vậy.
Ai cũng biết rằng quá trình phát triển sinh lý của trẻ tiến triển theo kiểu mà chúng ta vẫn thường nói là “phát triển bộc phát”. Trẻ có thể không phát triển một chút nào trong một thời gian, nhưng sau đó lại cao hơn nửa phân chỉ sau một đêm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình phát triển tinh thần của trẻ cũng vậy.
Các nghiên cứu về thần kinh học cho biết có những thay đổi quan trọng, nhanh chóng diễn ra trong não của trẻ dưới 20 tháng tuổi. Sau mỗi thay đổi đó, lại có một bước tiến tương ứng trong sự phát triển tinh thần của trẻ.
Có những lúc cuộc sống với trẻ là một trải nghiệm mang tính thử nghiệm. Những giai đoạn khóc lóc nhặng xị không thể tránh được khiến cả bố và mẹ đều tuyệt vọng vì họ không hiểu chuyện gì đã xảy ra với thiên thần bé nhỏ và cố dùng mọi cách để vỗ về con nhưng vô ích.
Cụ thể trong các trường hợp:
– Khóc lóc và bám dính có thể chỉ đơn giản là trẻ đang lớn: Những giai đoạn khó chịu này thường song hành với ba từ: Bám dính, Quàu quạu và Khóc lóc. Chúng ta đều biết rằng đó là những dấu hiệu biết nói báo hiệu giai đoạn trẻ sắp có một bước nhảy vọt trong quá trình phát triển. Ai cũng biết rằng sự phát triển sinh lý của trẻ diễn ra theo cách “phát triển bộc phát”. Sự phát triển tâm lý của trẻ cũng diễn ra theo cách tương tự.
–Các dấu hiệu nhặng xị báo hiệu bước nhảy vọt: Mỗi bước phát triển nhảy vọt lại giúp con bạn so sánh thông tin theo cách mới và sử dụng thông tin đó để nâng cao những kỹ năng cần thiết để phát triển, không chỉ về mặt sinh lý mà cả về tinh thần, trở thành một người biết suy nghĩ và phát triển toàn diện.
– Dấu hiệu của bước nhảy vọt: Một thời gian ngắn trước mỗi bước nhảy vọt, trẻ có một sự thay đổi đột ngột và diễn ra nhanh chóng. Đó là sự thay đổi trong hệ thần kinh, chủ yếu là ở não bộ và cùng với đó có thể còn có một vài thay đổi về mặt sinh lý nữa. Chúng tôi gọi đó là “thay đổi lớn”.
Mỗi một thay đổi lớn lại khiến trẻ có một kiểu nhận biết mới và thay đổi cách trẻ nhìn nhận thế giới của mình. Và mỗi một lần có được một kiểu nhận biết mới, con bạn lại có thêm các cách để học hỏi những bộ kỹ năng phù hợp với thế giới. Chẳng hạn, vào tuần thứ 8, một thay đổi lớn diễn ra trong não trẻ giúp trẻ lần đầu tiên nhận biết được các kiểu mẫu đơn giản.
– Thời điểm của các giai đoạn cần lưu ý: Tất cả trẻ em đều trải qua những giai đoạn nhặng xị đó vào cùng thời điểm. Trong suốt 20 tháng đầu đời của trẻ, có 10 bước phát triển nhảy vọt, kèm theo đó là các giai đoạn nhặng xị tương ứng ban đầu. Các giai đoạn nhặng xị này xuất hiện ở tuần thứ 5, 8, 12, 15, 23, 34, 42, 51, 60 và 71. Những giai đoạn bắt đầu này có thể xê dịch khoảng một hoặc hai tuần, nhưng chắc chắn là chúng sẽ xuất hiện. Cụ thể:
- Tuần khủng hoảng 5: thế giới của những cảm giác thay đổi.
- Tuần khủng hoảng 8: Thế giới của những kiểu mẫu.
- Tuần khủng hoảng 12: Thế giới của những biến đổi nhẹ nhàng.
- Tuần khủng hoảng 19: Thế giới của những sự kiện.
- Tuần khủng hoảng 26: Thế giới của những mối quan hệ.
- Tuần khủng hoảng 37: Thế giới của các phạm trù.
- Tuần khủng hoảng 46: Thế giới của các trình tự.
- Tuần khủng hoảng 55: Thế giới của các chương trình.
- Tuần khủng hoảng 64: Thế giới của các nguyên tắc.
- Tuần khủng hoảng 75: Thế giới của các hệ thống.
Cha mẹ có thể giúp bé như thế nào?
– Không có em bé nào là ngoại lệ: Tất cả các em bé đều trải qua các giai đoạn nhặng xị khi những thay đổi lớn trong quá trình phát triển của trẻ xảy ra. Thông thường, những em bé điềm đạm, dễ tính cũng sẽ phản ứng với những thay đổi này giống như những em bé nóng nảy, khó tính. Nhưng cũng không có gì ngạc nhiên khi những em bé tính khí thất thường sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc đối phó với những thay đổi đó so với những người bạn điềm tĩnh hơn.
Mẹ của các bé “khó tính” vì thế cũng có khoảng thời gian khó khăn hơn vì con họ đòi hỏi được quan tâm hơn và thậm chí còn đòi hỏi nhiều hơn nữa khi chúng phải đối phó với những thay đổi lớn. Những đứa trẻ như vậy đặc biệt cần mẹ, nhưng lại mâu thuẫn với mẹ nhiều nhất và có mong muốn học hỏi lớn nhất.
Bạn chính là người con biết rõ nhất. Bé tin tưởng bạn và biết bạn rõ hơn bất kỳ người nào khác. Khi thế giới của bé bị đảo lộn, bé sẽ vô cùng bối rối. Bé sẽ khóc, đôi khi là khóc mãi không thôi và bé sẽ không thích gì hơn là được bạn ẵm trong tay suốt cả ngày. Khi lớn hơn một chút, bé sẽ làm bất cứ việc gì để được ở gần bạn.
Đôi khi bé sẽ bám dính lấy bạn và giữ chặt không rời. Bé có thể muốn lại được đối xử như một em bé nhỏ xíu. Tất cả những điều này đều là dấu hiệu cho thấy trẻ cần được an ủi và bảo vệ. Đó chính là cách để trẻ cảm thấy an toàn. Bạn có thể nói trẻ đang quay trở lại thời kỳ đầu, bám dính lấy mẹ.
– Là mẹ, bạn chính là người thích hợp nhất để cho con bạn những điều bé có thể xử lý được và đáp ứng được các nhu cầu của con. Nếu bạn phản ứng với điều mà con đang cố nói với bạn, bạn sẽ giúp con phát triển được. Hiển nhiên, con bạn có thể thích một số trò chơi, hoạt động hay đồ chơi mà cá nhân bạn thấy không thú vị và bạn có thể thích những thứ khác mà con hoàn toàn không thích chút nào.
Đừng quên rằng người mẹ cũng mang tính riêng nhất. Bạn có thể khuyến khích con nếu con bớt quan tâm hoặc muốn từ bỏ quá dễ dàng. Với sự trợ giúp của bạn, con sẽ lại thấy toàn bộ quá trình chơi – học thú vị và đầy thách thức.
Nguồn: Sưu tầm Wikichame