Medonthan.net- Dạy con không bao giờ là quá muộn. Một đứa trẻ tập đi, hay bé từ 2 tuổi – 3 tuổi có thể không vâng lời như trẻ 5 tuổi, nhưng nếu được dạy dỗ đúng cách, bé vẫn sẽ rất ngoan… Bốn trong tám bí quyết mà một nhà giáo dục chia sẻ với các phụ huynh có con trong độ tuổi này để bé vâng lời. Sau đây medonthan là tổng hợp cách dạy con 2 tuổi tới 5 tuổi ngoan.
1. Dặn dò
Hãy nhắc nhở bé trước những sự việc quan trọng như trước khi cho bé đi chơi, đặc biệt là nếu con thường rất ham chơi hoặc thích chơi với bạn bè. Trước khi ra khỏi nhà, hãy dặn bé: “Lát nữa bố mẹ sẽ cho con đi chơi. Nhưng khi nào bố mẹ gọi về thì con nhớ phải ra khỏi nhà banh và rửa tay sạch sẽ đấy”.
2. Nhắc nhở bé một cách cụ thể và sinh động
“Nếu muốn em bé hai tuổi dọn đồ chơi, bé sẽ nhìn quanh phòng một lượt rồi than ngắn thở dài”, bà Roni nói. “Thay vào đó, mẹ nên cho bé một lời nhắc cụ thể, như: Con hãy cất cái lego màu vàng kia đi”. Rồi sau đó: “Ngoan lắm. Bây giờ con cất cái ô tô màu xanh đi”.
Quát tháo và la mắng có thể có tác dụng (với một số trẻ) nhưng như thế thì mọi người đều không vui. Hầu hết các bé thường nghe lời và ngoan nhất khi bạn yêu cầu một cách tự tin và hài hước. Ví dụ, thỉnh thoảng, bạn có thể nhắc nhở bé bằng một cách bông đùa âu yếm, hoặc biến lời nói thành một câu hát. Bạn có thể hát câu “Đến giờ đánh răng rồi con” theo nhịp điệu một bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh” chẳng hạn.
3. Khen ngợi ngay khi con ngoan
Nhấn mạnh lợi ích của việc làm thay vì biến nó thành một nghĩa vụ. (Thay vì nói “Con phải đánh răng nếu không con sẽ bị sâu răng” hoặc “Con phải đánh răng NGAY BÂY GIỜ!”, sao bạn không thử “Con đánh răng đi rồi mẹ sẽ cho con chọn áo ngủ tối nay”). Khen bé khi bé đánh răng xong, ví dụ như “Con ngoan lắm!”.
Sự hài hước, tình cảm và sự tin tưởng bạn bộc lộ với con khi dặn dò bé sẽ làm bé muốn nghe lời bạn, vì bé biết bạn yêu bé và nghĩ bé rất đặc biệt. Đây là một phần rất quan trọng kể cả khi bạn cần nghiêm khắc với bé.
Đưa ra những yêu cầu thẳng thắn, đầy uy quyền không đồng nghĩa với việc bạn phải thô lỗ với bé – lời nói của bạn sẽ có hiệu lực hơn khi đi kèm với một cái ôm hoặc một nụ cười. Có vậy thì bé mới thấy nghe lời bạn là một việc rất vui.
Nếu bạn thường xuyên nhắc con về những sai lầm thì hãy nghĩ xem chính mình có muốn nghe sếp chỉ đạo bằng những chỉ trích tiêu cực không? Con bạn thường sẽ nghe lời hơn nếu bạn chú ý đến những lần bé ngoan ngoãn và khen: “Con cất đồ chơi ngay khi mẹ bảo. Ngoan lắm!” hoặc “Vừa nãy con rất nhẹ nhàng với em chó cún. Mẹ tự hào về con!”. Nếu bạn càng cho trẻ nhiều lời nhận xét tích cực thì bé càng lắng nghe kỹ hơn khi mẹ muốn nhắc nhở.
4. Mẹ hãy làm gương
Trẻ mẫu giáo thường nghe lời hơn khi bé thấy rằng bố mẹ cũng rất hay lắng nghe con. Hãy biến việc nghe con nói thành thói quen, tôn trọng bé như tôn trọng bất kỳ người lớn nào. Trả lời bé thật lịch sự, dịu dàng và để bé nói hết câu chứ đừng cắt lời.
Việc này nghe có vẻ rất khó khăn đặc biệt là khi bạn đang bận nấu bữa tối mà con lại “thích tám chuyện” nhưng đừng bỏ đi hoặc quay lưng khi bé đang nói chuyện. Câu nói “Làm theo lời mẹ, chứ đừng làm theo mẹ” hoàn toàn nên loại bỏ khi bạn đang dạy con.
Một số sách tham khảo cách dạy con theo kiểu Nhật Bản
Có rất nhiều sách cho các phụ huynh:
Nói thế nào để con lắng nghe và lắng nghe khi bé nói (How to Talk So Kids Will Listen, and Listen So Kids Will Talk) của Adele Faber và Elaine Mazlish