Singlemum – Làm sao để nhiều sữa sau sinh mổ? Đó là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, khi mang thai hầu hết phụ nữ đều muốn sinh em bé theo cách bình thường và tự nhiên. Nhưng nhiều khi trong những điều kiện nhất định, sinh mổ là điều không thể tránh khỏi. Một ca sinh mổ làm cho người mẹ trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương. Một chế độ dinh dưỡng tốt là cần thiết để phục hồi nhanh sau sinh mổ và cung cấp năng lượng đầy đủ cho bạn để nuôi con khỏe mạnh.
- Bà đẻ ăn gì: Thực đơn hàng ngày cho bà mẹ sau khi sinh mổ
- Bà đẻ kiêng ăn gì: 12 thực phẩm mẹ sinh mổ tuyệt đối không được động vào
- Sau sinh mổ nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và lợi sữa
I. Chế độ ăn uống sau sinh mổ cùng những thực phẩm nên và không nên
Bạn có biết mẹ bầu cần được chăm sóc sau sinh? Chăm sóc sau sinh nhằm mục đích kích thích các tia sữa giúp sữa nhiều hơn. Đồng thời hạn chế và khắc phục tình trạng tắc sữa – là vấn đề mà bất kỳ sản phụ nào cũng có thể gặp
Thời kỳ sau sinh mổ là thời kỳ khó khăn đối với cơ thể mẹ vì sự kiệt sức cả về tinh thân lẫn thể chất. Đây là khoảng thời gian cần phải bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu, để chăm sóc tốt cho con. Trong khi một số nói rằng bạn nên ăn những thức ăn nhuyễn, thì một số lại cho rằng bạn không nên. Vậy chính xác thì bạn cần ăn gì sau sinh mổ?
Dinh dưỡng làm tăng quá trình chữa lành tổn thương và cải thiện sức khỏe cũng như năng lượng của bạn sau mổ. Bạn nên duy trì một chế độ ăn cân bằng với hàm lượng cao protein, vitamin, cacbonhydrates và sắt, như bạn đã từng trong thời kì mang thai. Hãy tìm đến bác sĩ để có được lời khuyên trước khi bắt đầu chế độ ăn uống sau sinh mổ, một số loại thực phẩm được khuyên là nên tránh trong thời kỳ mang thai nhưng bây giờ sau khi sinh xong bạn có thể thêm chúng trở lại vào khẩu phần ăn của mình để phục hồi sức khỏe.
Một chế độ ăn lý tưởng sau sinh mổ cho các mẹ đẻ mổ:
1. Những thức ăn dễ tiêu hóa
Sau sinh có rất nhiều khí tích tụ, vì vậy bạn không nên ăn các loại thực phẩm tạo ra khí và táo bón. Tránh các loại đồ uống có gas và thức ăn chiên xào, chúng có thể sản sinh ra khí làm bạn đầy hơi chướng bụng. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng táo bón. Soup nóng dễ tiêu hóa đồng thời cung có nhiều chất dinh dưỡng. Phomat tách kem, nước dùng hay yogurt cũng được khuyến khích. Yogurt giúp tái tạo cân bằng vi khuẩn trong đường ruột sau sinh. Hãy tránh những đồ ăn khó tiêu như pasta. Bạn có thể bắt đầu ăn uống bình thường lại nếu không còn cảm thấy đau khi đi ngoài và hệ tiêu hóa đã hồi phục.
2. Proteins
Protein giúp tái tạo những mô mới và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Những thực phẩm giàu protein làm cho quá trình sữa chữa các mô tế bào trở nên dễ dàng và duy trì sức mạnh các bó cơ sau phẫu thuật. Bạn có thể ăn cá, trứng, thịt gà, bơ sữa, thịt bò, đậu hà lan, quả hạch, các loại đậu sấy khô. Những loại này có thể dễ dàng tiêu hóa, đặc biệt là trong quá trình cho con bú. Cá chứa omega-3 và trứng cung cấp kẽm rất tốt cho sức khỏe.
3. Vitamin C
Vitamin C đẩy nhanh quá trình hồi phục và chống lại sự nhiễm trùng. Vitamin C trong tự nhiên giúp cơ thể sửa chữa mô tế bào. Sau sinh mổ, bạn nên ăn những loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, dưa gang, đu đủ, dâu, bưởi chùm hay cà chua. Lượng vitamin được khuyến khích mỗi ngày cho phụ nữ đang cho con bú ở độ tuổi 14-18 là 1800mg, từ 19 tuổi trở lên là 2000 mg.
4. Sắt
Sắt là cần thiết để duy trì mức hemoglobin và tái tạo lượng máu mất đi trong quá trình sinh mổ. Sắt cũng giúp ích cho hệ miễn dịch cơ thể. Những thực phẩm giàu sắt như lòng đỏ trứng, thịt đỏ, hàu, quả sung, thịt bò sống, đậu khô hay hoa quả sấy, … tuy nhiên hãy giới hạn lượng sắt nạp vào cơ thể vì nếu ăn quá nhiều sắt có thể bị táo bón. lượng sắt nạp vào cơ thể mỗi ngày được khuyến nghị là 10mg nếu bạn đang độ 14-18 tuổi và 9mg nếu trên 19 tuổi.
5. Canxi
Canxi giúp cơ thư giãn, xương và răng chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương và giúp máu đông. Những nguồn canxi tốt là sữa , yogurt, phomat, đậu hũ, cải xoăn và rau bina. Lượng canxi khuyến nghị nạp vào cơ thể mẹ là 1300mg trong độ tuổi 14-18, và 1000mg đối với những mẹ trên 19 tuổi. Trong quá trình cho con bú có khoảng 250-350 mg canxi được truyền sang con.
Sữa không những là nguồn canxi tuyệt vời mà còn làm tăng lượng sữa mẹ tiết ra. Yogurt cung cấp cho cơ thể bạn canxi và kẽm cần thiết.
6. Chất xơ
Chất xơ làm giảm táo bón nhưng mặt khác cũng gây một áp lực nhất định lên vết thương sau mổ. Những nguồn giàu chất xơ là hoa quả tươi và rau củ. Ăn vừa đủ trái cây và rau củ để bổ sung chất thô vào chế độ ăn của bạn. Sau sinh mổ, một số loại hoa quả như cam quýt hay việt quất chứa nhiều chất chống oxi hóa rất tốt cho mẹ thời kì cho con bú.
7. Các chất lỏng
Việc uống nước là rất quan trọng để chống lại sự mất nước và táo bón. Nước làm trơn ruột và giúp tiêu hóa dễ dàng. Hãy uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh đó sữa tách béo, nước trái cây không đường, trà thảo mộc, nước dừa và soup rất tốt cho cơ thể của bạn.
II. Những thực phẩm nên có trong chế độ ăn của bạn để làm tăng nguồn sữa mẹ
Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của con trẻ. Nếu mẹ không có chế độ ăn hợp lý thì khi bé bú sữa mẹ không tăng cân, nhiều khi còn dẫn đến nhiều bênh khác thông qua đường sữa mẹ
Thời kì cho con bú là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này, các mẹ cần phải chú ý rất nhiều đến thức ăn và sức khỏe của mình. Bất kì thứ gì bạn ăn vào trong giai đoạn này đều có ảnh hưởng đến chất lượng của dòng sữa. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sữa tiết ra.
Vậy làm thế nào để tăng lượng sữa cho con bú?
Một trong những cách làm tăng lượng sữa tốt nhất là bạn hãy cho con bú thường xuyên. Sự kích thích các sợi dây thần kinh trong quá trình cho con bú làm cho lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Cạn kiệt nguồn sữa là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần phải làm tăng dòng sữa. Nếu cảm thấy nguồn sữa của bạn cần cải thiện, hãy cân nhắc những thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày để làm tăng nguồn sữa. Vậy làm thế nào để tăng lượng sữa sau sinh? Hãy điểm qua những thực phẩm được chúng tôi gợi ý dưới đây nhé!
1. Bột yến mạch
Bột yến mạch được cho là giảm nguy cơ béo phì ở mẹ thời kỳ sau sinh. Bột yến mạch cung cấp nhiều năng lượng, chứa chất xơ và tốt cho hệ miễn dịch. Bạn có thể ăn một tô cháo bột yến mạch cho buổi sáng, nếu bạn nghĩ rằng nó nhàm chán hãy chế biến thành những chiếc bánh quy yến mạch.
2. Cá hồi
Cá hồi là có chứa các axit béo cần thiết và omega-3. Cả axit báo và omega-3 đều là những chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sự tiết sữa của mẹ. bổ sung cá hồi vào khẩu phần ăn làm kích thích các hoocmon tiết sữa và làm cho nguồn sữa của bạn giàu dinh dưỡng hơn. Với cá hồi bạn có thể hấp, luộc hay thậm chí là nướng đều rất ngon.
3. Rau dền
Rau dền có chứa sắt, canxi và axit folic, giúp cho sự phục hồi máu của mẹ đồng thời làm cho bé khỏe mạnh. Rau dền có chứa các thành phần giúp khử độc và một lượng các hợp chất hóa học nhất định giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên hãy nhớ là ăn vừa đủ thôi nhé vì nếu ăn quá nhiều sẽ làm cho bé bị tiêu chảy.
4. Cà rốt
Một ly cà rốt xay trong bữa sáng hay bữa trưa sẽ rất tuyệt vời cho sự tiết sữa của mẹ. giống như rau dền, cà rốt chứa những hợp chất cải thiện nguồn sữa như vitamin A. Với cà rốt bạn có thể ăn sống, hấp hoặc nấu soup. Vào mùa đông hãy thử nấu cà rốt với sữa nóng và thêm ít đường nhé, sẽ rất ngon đấy.
5. Rau húng
Rau húng chứa một nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa. Rau húng làm dịu đi cảm giác đau trong thời kì cho con bú và giúp cho hệ miễn dịch của bé. Hãy cho một vài lá húng vào nước nóng hay trà để uống vào buổi sáng và cảm nhận hiệu quả giảm đau của nó.
6. Tỏi
Tỏi được xem là thực phẩm tốt nhất cho sự tiết sữa của mẹ, nó được biết đến rộng rãi như một cách làm tăng sữa mẹ, tỏi cũng chứa nhũng hợp chất quý giá giúp ngăn ngừa ung thư. Bạn có thể đập dập một vài múi tỏi cho vào soup hay thêm vào các món rau trộn.
7. Măng tây
Măng tây là thực phẩm cần có trong bữa ăn của mẹ bỉm sữa. Nó chứa nhiều chất xơ và có hàm lượng cao vitamin A và K, giúp kích thích hoocmon ở mẹ giúp quá trình tiết sữa diễn ra thuận lợi.
8. Mơ
Trong và sau thời kì mang thai, cơ thể bạn có sự mất cân bằng hoocmon. Mơ khô chứa một lượng hợp chất nhất định giúp cân bằng lại mức độ hoocmon trong cơ thể. Mơ cũng giàu canxi và kích thích tuyến sữa. Bạn có thể thêm mơ và một ít quả óc chó vào cháo bột yến mạch để cải thiện hương vị.
9. Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều kali, carbonhydrate cung cấp năng lượng chống lại sự mệt mỏi. Khoai lang cũng chứa nhiêu vitamin C và B giúp thư giãn cơ, đồng thời có tác dụng nhuận tràng giảm táo bón. Có thể luộc ăn trực tiếp hoặc nấu canh.
Trên đây là một số loại thực phẩm có ích cho quá trình phục hồi của mẹ sau sinh mổ và làm tăng dòng sữa tiết ra cho con. Hãy lựa chọn thực phẩm và ăn uống đầy đủ, ngủ sâu và nghỉ ngơi hợp lý. Giữ bình tĩnh và thư giãn tinh thần rồi bạn sẽ vượt qua những tháng đầu tiên một cách nhẹ nhàng.Sẽ nhanh thôi, em bé lớn lên và bạn sẽ đột nhiên nhớ đến khoảng thời gian này.
Singlemum tổng hợp