Singlemum – Rạn da sau sinh có hết không? Sau khi có em bé, cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ thay đổi rất nhiều, ví dụ như thời gian ngủ không còn nhiều như trước nữa, các cuộc vui chơi, shopping giờ sẽ thay thế bằng thời gian thay tã, cho con bú, và nhiều điều khác nữa. Bên cạnh đó, cơ thể bạn cũng đương nhiên sẽ thay đổi, điển hình là sự xuất hiện của các vết rạn da sau sinh. Đối với nhiều người, rạn da là một phần không thể thiếu sau khi sinh em bé. Thậm chí, các vết rạn này sẽ còn tồi tệ hơn sau lần sinh thứ hai.
- Những cách xoá mờ vết rạn da sau sinh hiệu quả
- Bí kíp “đánh bay” rạn da sau sinh nhanh chóng và an toàn cho mẹ
- Dưỡng da mặt sau sinh: Cách làm đẹp da đơn giản mà hiệu quả từ dầu dừa
Phân tích vết rạn
Các vết rạn xuất hiện khi cơ thể bạn phát triển nhanh hơn tốc độ mà da có thể bắt kịp. Điều này khiến cho các sợi đàn hồi ngay bên dưới lớp da bị đứt và gây ra hiện tượng rạn da, đồng thời làm cho bạn ngứa ngáy.
Theo bác sĩ Heidi Waldorf, phó giáo sư da liễu lâm sàng tại trường y Mount Sinai ở thành phố New York, bạn sẽ tăng khoảng 13.6 kg trong suốt 9 tháng mang thai. Bụng và ngực là hai vị trí sẽ xuất hiện nhiều vết rạn nhất, do hai nơi này tăng kích thước nhiều nhất. Các vị trí còn lại là đùi, mông và bắp tay. Lúc đầu, những vết rạn này thường ửng đỏ hoặc có màu tím nhưng chúng sẽ mờ dần sang màu trắng hoặc xám sau khi quá trình mang thai chấm dứt.
Các chuyên gia cho rằng phụ nữ đang có cân nặng ổn định có thể tăng từ 11 đến 16 kg. Bạn nên tăng cân từ từ và cố gắng giữ cho số cân tăng lên của mình trong khoảng đó. Vì cũng như số cân tăng lên, tốc độ tăng cân cũng có ảnh hưởng tới sự hình thành các vết rạn da đấy!
Có phải phụ nữ nào cũng bị rạn da?
Có khoảng 90% bà mẹ sẽ bị rạn da sau khi sinh con được 6 hoặc 7 tháng. Yếu tố di truyền cũng có vai trò trong việc hình thành vết rạn da, nếu mẹ bạn từng bị rạn da, rất có khả năng bạn cũng như vậy đấy. Với những bà mẹ có nước da sáng, các vết rạn thường có màu hồng nhạt trong khi những người có làn da sẫm màu lại có xu hướng hình thành những vết rạn sáng hơn màu da.
Có thể phòng ngừa rạn da không?
Thật không may, không có cách nào để ngăn việc hình thành các vết rạn. Không một loại kem, sữa dưỡng ẩm hay gel dưỡng nào có thể ngăn cản được sự xuất hiện của các vệt xấu xí này. Nếu có bất kỳ lời đồn thổi nào về một loại sản phẩm có thể ngăn được các vết rạn da thì đừng nên tin bạn nhé!
Bạn nên dùng kem hoặc sữa dưỡng ẩm để giúp cải thiện làn da và giảm ngứa ngáy khi mang thai. Ngoài ra, theo lời bác sĩ Anne Chapas, hướng dẫn viên da liễu lâm sàng tại Trung tâm y tế Mount Sinai thì việc dưỡng ẩm da bằng cách uống đủ nước cũng có thể đem lại hiệu quả.
Tập trung vào việc làm mờ vết rạn thay vì cố gắng chữa khỏi chúng
Một vài vết rạn sẽ tự động nhạt dần thành những vệt mờ màu bạc nhưng một số vết rạn khác lại trở nên sậm màu và dễ thấy hơn. Thời điểm tốt nhất để chữa trị các vết này là khi chúng vẫn còn đang trong giai đoạn ửng đỏ. Các loại gel làm từ hỗn hợp axit hyaluronic và chiết xuất hành tây có thể mang lại hiệu quả. Trong một nghiên cứu, những người sử dụng gel cho biết các vết rạn mờ hẳn sau khi sử dụng hàng ngày trong vòng 12 tuần.
Một giải pháp khác là sử dụng retinoid (hay còn gọi là vitamin A). Loại thuốc này giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo da và có thể thúc đẩy hình thành collagen mới, giúp da căng và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, bạn lưu ý không dùng retinoid nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Các phương pháp điều trị trong phòng khám khác bao gồm sử dụng tia laser để đốt nóng da. Phương pháp này thúc đẩy sự phát triển của collagen và làm các mạch máu đã giãn nở co lại. Tuy nhiên, bạn cần phải điều trị nhiều lần thì mới có kết quả.
Các quá trình nhẹ nhàng hơn như điều trị bào mòn da (dermabrasion) cũng có thể giúp tái tạo da nhưng lại không mang lại thay đổi nhiều lắm.
Cuối cùng, cách đơn giản nhất cho bạn là chấp nhận làn da mới. Chút vết rạn trên da cũng có hề chi khi sinh linh bé bỏng của bạn đã chào đời an toàn, phải không nào?
Singlemum tổng hợp