Medonthan – Phục hồi sức khỏe sau sinh mổ bạn có thể phải dùng thuốc giảm đau và làm mềm phân trước khi rời bệnh viện và phải uống thuốc giảm đau trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn cho con bú, hãy tránh sử dụng aspirin và các loại thuốc chứa acetylsalicylic.
- Lợi ích, tác hại của việc sinh mổ mà mẹ bầu nên biết
- Cân nhắc sinh thường hay sinh mổ
- Siêu thực phẩm cho phụ nữ sau sinh
Bạn cảm thấy thế nào khi vừa phẫu thuật mổ đẻ xong?
Không giống như những điều kinh khủng mà bạn tưởng tượng, sau khi sinh xong bạn chưa cảm thấy đau vì thuốc tê vẫn hoạt động. Ngược lại, bạn sẽ cảm thấy vui mừng và xúc động khi biết em bé đã chào đời khỏe mạnh. Tuy nhiên, những ngày tháng tiếp theo sẽ gây cho bạn một chút áp lực, đau đớn và lúng túng, bao gồm các vấn đề về vết thương, tăng tiết sữa, thay đổi tâm trạng, tiết dịch âm đạo…
Nhiều bà mẹ đẻ mổ bị mất nhiều máu sẽ có những biểu hiện như choáng váng và buồn nôn kéo dài trong 48 tiếng. Một số bà mẹ còn cảm thấy ngứa ngáy khắp người, đặc biệt là những người sử dụng thuốc gây tê màng cứng hoặc tủy sống. Nếu bác sĩ tiêm nhiều morphine, bạn có thể không cảm thấy đau đớn trong 24 tiếng.
Bệnh nhân sinh mổ thường ở lại bệnh viện từ 2 – 4 ngày trước khi về nhà. Sau khi về nhà, bà đẻ phải vô cùng cẩn trọng khi vận động để không làm tổn thương vết mổ. Nếu các cơn đau vẫn tiếp diễn và không giảm theo thời gian, bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Khi nào bạn có thể cho em bé bú?
Bạn có thể cho em bé mới sinh bú trong phòng hồi sức ngay sau ca phẫu thuật. Y tá sẽ chỉ cho bạn cách cho con bú đúng cách và không làm tổn thương vết mổ.
Vết mổ sẽ như thế nào sau một vài ngày?
Bạn có thể cảm thấy tê, đau buốt ở vết rạch. Vết mổ sẽ dần sưng húp và có màu da sẫm hơn màu da tự nhiên của bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ của bạn hàng ngày trong một vài ngày đầu để chắc chắn tình trạng hồi phục vết thương đang diễn ra tốt.
Trong giai đoạn này, bất cứ va chạm nào ở vết mổ đều khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nếu bạn muốn ho, hắt xì hơi hoặc cười, hãy dùng tay hoặc gối giữ nhẹ vào khu vực khâu mổ. Y tá cũng sẽ theo dõi bạn theo giờ để kiểm tra tử cung của bạn đã ổn định chưa và bạn có bị xuất huyết âm đạo không.
Bạn cũng sẽ được hướng dẫn cách ho và hít thở sâu để mở rộng phổi, loại bỏ chất nhầy tích tụ bên trong phổi nếu bạn bị gây mê. Cách làm này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị viêm phổi. Nếu mọi thứ diễn ra ổn thỏa, bạn sẽ được tháo ống thông tiểu sau khi phẫu thuật 12 tiếng.
Khi nào bạn có thể rời bệnh viện?
Trung bình, bà đẻ phải ở bệnh viện từ 2 – 4 ngày sau khi sinh mổ. Bạn có thể phải dùng thuốc giảm đau và làm mềm phân trước khi rời bệnh viện và phải uống thuốc giảm đau trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn cho con bú, hãy tránh sử dụng aspirin và các loại thuốc chứa acetylsalicylic. Hãy uống nhiều nước để tránh bị táo bón. Hãy gọi bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bao gồm:
– Vết sưng, đỏ, rỉ máu tại vết khâu
– Sốt
– Tiết dịch âm đạo có mùi
– Đau, nóng rát khi đi tiểu
– Chảy máu âm đạo
Sẹo sinh mổ phục hồi như thế nào?
Sau khoảng 6 tuần sau phẫu thuật, sẹo mổ đẻ sẽ bắt đầu lành. Một vết rạch mổ dài từ 10 – 15 cm và rộng khoảng 0,3 cm. Sau khi lành, chiều rộng của vết sẹo sẽ thu nhỏ lại còn 0,15 cm và gây ngứa. Sẹo mổ đẻ thường ở phần bụng dưới sát cạp quần lót, hay còn gọi là vết sẹo đường bikini. Sau khi lành hẳn, sẹo sẽ ẩn trong lông mu.
Sau khi sinh mổ, mẹ ăn gì để mau phục hồi?
Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Điều này hẳn các mẹ đều đã biết. Nhưng liệu bạn đã biết những ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với những bà mẹ sau sinh, nhất là sau khi sinh mổ?
Theo các chuyên gia y tế, việc chọn lựa thực phẩm sau khi sinh mổ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như khả năng phục hồi của vết thương. Đồng thời, những gì mẹ ăn lúc này cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sữa nuôi con mỗi ngày.
- Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa
Sau khi sinh mổ, các bà mẹ thường dễ bị táo bón và tích trữ khí trong cơ thể gây khó chịu. Vì vậy, mẹ nên hạn chế những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ và các loại thức uống có ga. Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và có nhiều chất xơ.
- Bổ sung protein cho cơ thể
Protein không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho những hoạt động thường ngày mà còn là một trong những dưỡng chất giúp xây dựng và sửa chữa mô và các tế bào trong cơ thể. Thịt, cá và các loại hải sản là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho các mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên lượng protein từ thịt nạc, thịt gà, hạn chế các loại thịt đỏ vì có thể gây táo bón.
- Vitamin C giúp vết thương mau lành
Góp mặt trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương, vitamin C giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Không chỉ vậy, vitamin C còn giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ mẹ khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh trong thời gian đầu sau sinh, giai đoạn các mẹ đang cực kỳ “mỏng manh”.
Mẹ có thể dễ dàng tìm thấy vitamin C trong những thực phẩm như cam, chanh, bưởi, táo, dâu tây, khoai tây, cà chua, bông cải xanh…
- Sắt cần thiết cho các tế bào máu
Trong quá trình sinh, cơ thể mẹ mất một lượng máu đáng kể và điều này có thể khiến bạn dễ cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi. Bổ sung sắt cho cơ thể sau khi sinh sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất các tế bào máu, giúp phục hồi lượng máu đã mất. Đồng thời, sắt cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Uống nhiều nước
Uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày sẽ ngăn ngừa nguy cơ mất nước, bổ sung thêm lượng chất lỏng đã mất trong quá trình sinh nở. Đồng thời, uống nhiều nước cũng giúp các hoạt động tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, nhanh chóng “tống khứ” những cặn bã còn sót lại và giúp ngăn ngừa nỗi khỗ táo bón sau sinh của các mẹ.
Ngoài ra, uống nhiều nước cũng là cách đơn giản để đảm bảo lượng sữa mẹ cung cấp cho bé, bởi thành phần chủ yếu của sữa mẹ là nước.
Medonthan tổng hợp
Bình luận bị đóng