Sau khi sinh tâm sinh lý của người mẹ có nhiều sự thay đổi do phải đối mặt với những trách nhiệm mới và đôi khi cảm thấy khó khăn hay hoảng loạn. Sau đây là những vấn đề thường gặp sau sinh mà hầu hết chị em đều mắc phải cần được chuẩn bị tâm lý từ trước.
Muốn giảm đau sau sinh mổ chị em nên lưu ý những điều sau
Những thực phẩm mà dù “thèm ăn” phụ nữ sau sinh cũng phải tránh
Hội chứng “baby blues”
Hội chứng “baby blues” là một vấn đề phổ biến ở hầu hết những người phụ nữ sau khi sinh chiếm tới 60 – 80%. Nó là một dạng nhẹ của trầm cảm với các triệu chứng như tính khí thất thường, ngủ lịm, cảm giác mất mát, thất vọng, khó chịu, khóc lóc không giải thích được, và mất ngủ.
Mức hormone dao động trong cơ thể chịu trách nhiệm chính điều khiển tâm trạng và hành vi sau khi sinh. Ngoài ra, các yếu tố như căng thẳng và thiếu ngủ sau một ngày chăm sóc trẻ sơ sinh khiên bạn có thể lâm vào trạng thái “baby blues”. Nếu hội chứng này kéo dài rất có thể khiến cho người mẹ bị mắc bệnh trầm cảm. Bệnh này xảy ra với tỷ lệ 10% ở người phụ nữ sau khi sinh với các dấu hiệu như: buồn lo, mất ngủ, chán ăn, tự ti…
Trong trường hợp này cần phải thực hiện các biện pháp tâm lý và có sự quan tâm của gia đình, người thân để người mẹ có thể ổn định tâm lý hơn.
Cảm giác đau tức ngực
Ngực luôn trong trạng thái cương và đau đớn gây ra rất nhiều khó chịu cho người mẹ. Thậm chí khi bạn bị sốt và ngực xuất hiện màu đỏ thì rất có thể đã bị mắc bệnh viêm ngực do bị nhiễm trùng và cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Điều này cũng thường xảy ra ở các bà mẹ sau khi sinh con nên bạn đừng quá lo lắng. Để phòng ngừa viêm ngực bạn nên vệ sinh bầu ngực sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú, cho bé bú thường xuyên, mát xa và chườm ấm cho bầu ngực để giảm sự đau tức.
Âm đạo khô
Nhiều phụ nữ bị khô âm đạo sau khi sinh con kể cả nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng mắc phải triệu chứng này. Âm đạo khô khiến cho bạn cảm thấy khó chịu nhưng nó có thể tự cải thiện sau một vài tháng. Âm đạo khô chủ yếu xảy ra do sự thay đổi mức độ hormone trong và sau khi mang thai. Sau khi sự cân bằng nội tiết tố được lấy lại, tình trạng khô âm đạo sẽ giảm dần và biến mất. Cùng với những thay đổi nội tiết tố, cho con bú có thể gây khô âm đạo, còn cho con bú thì tình trạng này vẫn còn tồn tại.
Để khắc phục vấn đề này bạn hãy uống nhiều nước trong ngày để giữ cơ thể không bị mất nước và tích được nước. Ngoài ra tránh thụt rửa âm đạo và không sử dụng sản phẩm vệ sinh gây kích thích các mô âm đạo nhạy cảm. Tuy nhiên vệ sinh âm đạo đối với phụ nữ sau khi sinh là vô cùng quan trọng, bạn nên sử dụng những cách vệ sinh tự nhiên như lá trầu không, quả bồ kết… vừa sạch sẽ vùng kín lại an toàn.
Âm đạo chảy máu
Sau khi sinh nhiều phụ nữ vẫn có tình trạng chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện những cục máu đông nhỏ được gọi là sản dịch. Vấn đề này khá là phổ biến cho dù bạn sinh tự nhiên hay sinh mổ.
Sản dịch là tình trạng giống như bạn gặp trong thời kỳ kinh nguyệt nhưng nó lại nặng hơn rất nhiều. Nó bắt đầu xảy ra sau khi sinh và kéo dài 2 – 3 tuần thậm chí là 6 tuần. Ban đầu là chảy máu đỏ sau là nâu và cuối cùng là màu vàng trắng.
Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách: sử dụng băng vệ sinh (trừ tampon), nghỉ ngơi nhiều và tránh đứng hay đi bộ nhiều, không làm việc nặng hay quá sức.
Lưu ý: Thông thường hiện tượng âm đạo chảy máu không gây bất kì biến chứng và sẽ kết thúc khi cơ thể bạn hồi phục tốt. Nhưng khi xuất hiện cục máu đông lớn và ra nhiều hơn bình thường, có mùi hôi thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Rụng tóc sau khi sinh
Sau khi sinh bạn cảm thấy tóc rụng quá nhiều, nhưng bạn đừng lo lắng vì đây là một triệu chứng bình thường. Trong thời gian mang thai và sau khi sinh, sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến nang tóc bị ảnh hưởng. Triệu chứng này rụng tóc xảy ra với tỷ lệ 40 – 50%. Thời kỳ rụng tóc thường xảy ra trong vòng 5 tháng sau khi sinh và thường tự khỏi trong vòng 15 tháng.
Để giảm bớt chứng rụng tóc sau khi dinh bạn hãy tránh buộc tóc quá chặt; thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả trong đó có chứa flavonoid và chất chống oxy hóa; tham khảo ý kiến bác sĩ về bổ sung chế độ ăn uống giàu vitamin B, biotin, vitamin E, kẽm; sử dụng dầu gội đầu chứa biotin và silica; không nên chải tóc khi đang ướt và sử dụng máy sấy tóc cùng các tác động nhiệt khác.
Nguồn: Sưu tầm