Trẻ sơ sinh mấy tháng thì mọc răng? Thật khó để có câu trả lời chính xác vì thời gian trẻ mọc răng tùy thuộc vào từng trẻ và cả thời kì mang thai của mẹ. Để hiểu chi tiết hơn về thời điểm bé mọc răng, mẹ hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Thời điểm trẻ mọc răng
Thời điểm trẻ sơ sinh mọc răng phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng của mẹ ngay từ khi còn trong bụng. Việc mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng tốt, đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết thì răng của bé sẽ mọc đúng thời điểm. Ngược lại việc thiếu hụt canxi sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn mọc răng. Chính vì vậy ngay từ khi mang bầu mẹ cần bổ sung canxi đầy đủ.
Khi bé sinh được 7 ngày thì cần được tắm nắng thường xuyên và bổ sung vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nghiên cứu đã chỉ ra thời gian mọc răng chuẩn của bé như sau:
Bắt đầu thời gian mọc răng, 2 răng cửa bên dưới sẽ nhô ra đầu tiên. Trông bé sẽ vô cùng dễ thương mỗi khi cười. Những răng khác sẽ lần lượt mọc, cuối cùng là 2 răng hàm phía trong của hàm trên. Cụ thể như sau:
- Mọc răng cửa thứ nhất: hàm dưới lúc 6 tháng rưỡi, hàm trên 7 tháng rưỡi.
- Mọc răng cửa thứ hai: hàm dưới lúc 7 tháng, hàm trên 8 tháng.
- Mọc răng hàm thứ nhất: hàm dưới và hàm trên từ 12 – 16 tháng.
- Răng nanh, hàm dưới và hàm trên: 16 – 20 tháng.
- Răng hàm thứ hai, hàm dưới và hàm trên: 20 – 30 tháng.
Trung bình thời gian trẻ sơ sinh mọc răng sữa kéo dài từ tháng thứ 6 tới 30 tháng tuổi. Thời gian mọc răng sẽ tùy vào từng bé, mọc đủ 20 răng sữa lúc 2 tới 3 tuổi.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh mọc răng
Đã áng chừng được trẻ sơ sinh tháng mấy thì mọc răng, nhưng mẹ cần nắm những biểu hiện sau để biết một cách chắc chắn nhất.
Bé thường xuyên chảy dãi.
Quá trình mọc răng làm tuyến nước bọt bị kích thích và tiết ra nhiều hơn bình thường. Điều này gây nên hiện tượng bé reo dắt nước dãi khắp nơi. Trong thời gian này mẹ cần lưu ý hơn tới vệ sinh của con như lau nước miếng, thường xuyên thay đồ cho con. Hoặc cũng có thể đeo cho con một chiếc yếm dãi. Việc giữ vệ sinh sẽ giúp trẻ khô thoáng, tránh bị hăm cổ do nước dãi.
Trẻ bị sốt nhẹ
Mọc răng là thời gian chuyên tiếp 2 giai đoạn bú sữa hoàn toàn và ăn dặm. Chính vì vậy cơ thể bé cũng sẽ có những thay đổi nhất định trong hệ miễn dịch. Lúc này hệ miễn dịch yếu hơn một chút, vi khuẩn thừa cơ xâm nhập làm bé bị sốt nhẹ.
Mẹ không cần quá lo lắng, vì đây là hiện tượng thường gặp và không tới mức nguy hiểm.
Những điều cần biết khi trẻ sốt mọc răng
Nhận biết trẻ sốt mọc răng hay sốt bệnh
Trẻ quấy khóc, bỏ bú, khó ngủ
2 răng cửa hàm dưới mọc lên sẽ làm nướu bị sung tấy. Bé sẽ cảm thấy đau, khó chịu từ đó dẫn tới quấy khóc, khó ngủ, thậm chí là bỏ bú. Mẹ nên cho trẻ bú thành nhiều cữ để đảm bảo bé vẫn bú đủ sữa giúp tăng sức đề kháng và phát triển bình thường.
Trẻ hay ngậm ngón tay hoặc đồ vật
Ngón tay hoặc những món đồ chơi thường là “món nhai” của trẻ. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ sắp mọc răng. Mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, tay, chân của bé để khi bé ngâm vi khuẩn sẽ không xâm nhập.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong thời gian mọc răng
Nếu trẻ sốt thì việc đầu tiên là mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của bé, nếu sốt cao từ 38 độ mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay để được xử lý.
Trường hợp bé sốt nhẹ có thể sử dụng một số biện pháp hạ sốt như lau người nhiều lần, bù nước cho trẻ…
Mẹ cần thường xuyên vệ sinh miệng cho trẻ bằng cách rơ lưỡi thường xuyên, cho trẻ uống nước sau khi ăn dặm.
Vệ sinh đồ chơi, tay chân của bé
Thay đồ chơi cứng, có góc cạnh bằng đồ chơi mềm, hình tròn, bo góc như bóng, món đồ chơi dành riêng để bé ngâm…
Những thông tin trên đây đã giúp mẹ trả lời cho những thắc mắc: trẻ sơ sinh mấy tháng thì móc răng? Dấu hiệu trẻ sơ sinh sắp mọc răng và cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi mọc răng. Ngoài ra mẹ cũng có thể tìm hiểu nhiều hơn những thông tin từ Singlemum.vn.