1. Trẻ sơ sinh hay giật mình có sao không
Trẻ sơ sinh hay giật mình là dấu hiệu tự nhiên mà bé nào cũng trải qua, đặc biệt trong tháng đầu tiên. Việc giật mình sẽ diễn ra trong 1 vài giây và sẽ hết ngay tức khắc. Sau tháng thứ 4 tới tháng tuổi thứ 6, bé đã thích nghi dần và sẽ ít giật mình hơn và dần dần sẽ hết hẳn.
Thông thường đây là phản xạ hết sức tự nhiên, nhưng không phải trong mọi trường hợp. Một vài trường hợp bé giật mình nhiều có thể là biểu hiện của bệnh lý. Mẹ không nên chủ quan và nên tìm hiểu nguyên nhân và tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Tại sao trẻ sơ sinh hay giật mình
Sự thay đổi đôt ngột giữa 2 môi trường: trong bụng mẹ và ngoài thế giới khiến trẻ có phản xạ giật mình. Trong bụng mẹ rất êm dịu, yên tĩnh bé được bảo vệ thật tốt. Còn khi trào đời, quá nhiều yếu tố tác động mà môi trường mang lại. Nên giật mình như là một phản xạ để bảo vệ cơ thể.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh hay bị giật mình khi ngủ, la quấy, thét lên ảnh hưởng giấc ngủ của bé và cả bố mẹ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị giật mình khi ngủ là:
Tâm lý bất an
Khi bé bị hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, không an toàn thì bé sẽ hay giật mình.
Tiếng ồn lớn
Bé sơ sinh cũng có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn ở bên ngoài. Tiếng gọi lớn cả người nhà, tiếng xe gầm ngoài đường, hay tiếng động vì mẹ vô tình làm rơi một vật gì đó… có thể làm bé giật mình tỉnh giấc và la khóc.
Trào ngược dạ dày
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé hay giật mình.
Thiếu canxi
Khi bé bị thiếu canxi, bé cũng hay rướn người và giật mình. Trường hợp này, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…
Bé bị sốt, mệt trong người
Khi bé bị sốt, mệt trong người bé thường ngủ không sâu giấc và rất dễ bị giật mình tỉnh dậy khi ngủ.
Bé đói
Khi đói bé sẽ có phản xạ la khóc, khi ngủ mà cảm thấy đói bé có thể giật mình tình dậy la khóc “gọi mẹ”
Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như: dây thần kinh của bé bị tổn thương hay rối loạn thần kinh bẩm sinh cũng có thể gây ra tình trạng hay giật mình. Vì vậy mẹ không nên chủ quan khi thấy bé thường xuyên giật mình không rõ nguyên nhân.
Trả lời cho câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh hay bị giật mình? Chắc chắn mẹ sẽ đi tìm biện pháp phải không nào. Dưới đây là biện pháp cực tốt cho bé mẹ nên tham khảo
3. Trẻ sơ sinh hay bị giật mình phải làm sao
Biết được những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị giật mình, mẹ cũng có thể yên tâm trả lời cho thắc mắc “trẻ sơ sinh hay bị giật mình có sao không” rồi nhé.
Cũng từ những nguyên nhân trên, dưới đây là một số cách giúp trẻ sơ sinh hạn chế giật mình khi ngủ.
Không gian yên tĩnh
Không gian để đảm bảo cho giấc ngủ của bé rất quan trọng. Phòng ngủ cho bé cần yên tĩnh, thoáng mát. Tránh những tiếng động lớn, tiếng ồn từ bên ngoài và cả trong phòng.
Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ
Ngủ một giấc dài bé sẽ rất đói, vì vậy bé cần được bú đủ sữa trước khi ngủ để không bị giật mình trong đêm. Ngoài ra việc bú sữa mẹ đầy đủ sẽ tăng sức đề kháng, giúp trẻ phát triển tốt
Tắm nắng thường xuyên
Tắm nắng thường xuyên giúp trẻ sơ sinh hấp thụ vitamin D, không bị thiếu canxi. Trẻ từ 7 tới 10 ngày tuổi đã có thể tắm nắng. Nhưng mẹ cần tránh những ngày thời tiết xấu và khoảng thời gian nắng gắt.
Quấn khăn cho bé
Việc quấn khăn sẽ tạo cảm giác an toàn giống như trong bụng mẹ. Vì vậy sẽ giúp bé cảm thấy đỡ bất an hơn. Bên cạnh đó cũng tránh những phản xạ khua tay dẫn tới tay đạp vào mặt khiến bé tỉnh giấc.
Mẹ cũng có thể mở nhạc nhẹ cho bé nghe. Khi bé đang ngủ trên tay mẹ cần đặt bé từ từ xuống giường, nôi để bé không cảm thấy bị thay đổi độ cao đột ngột.
Những kinh nghiệm trên đây được nhiều chuyên gia khuyến nghị và từ kinh nghiệm của rất nhiều mẹ bỉm khác chia sẻ với Singlemum.vn.
Mẹ có thể tham khảo nhiều thông tin bổ ích hơn và tham gia chia sẻ kinh nghiệm của mình tại đây nhé.
Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe.
Singlemum.vn luôn đồng hành cùng mẹ và bé