Quan sát phân của trẻ, cha mẹ có thể nhận ra tình trạng sức khỏe và phát hiện ra một số bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, phân của trẻ sơ sinh có dấu hiệu không bình thường. Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua, sủi bọt, lỏng và nhầy nhầy. Điều này chứng tỏ rằng, rất có thể trẻ đã bị rối loạn đường ruột.
Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng này của trẻ qua bài viết dưới đây nhé!
Trị sổ mũi cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Những điều cần biết khi trẻ sơ sinh bị viêm da
Kiểm tra sức khỏe cho bé toàn diện nhất
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua
Trong 3 ngày đầu mới sinh, phân của trẻ có màu xanh đen, dính và sệt, được gọi là phân su. Phân su được tạo thành từ chất nhầy, nước ối và những gì bé đã tiêu hóa trong bụng mẹ.
Sau 3 ngày phân sẽ dần chuyển sang màu sáng hơn, vàng hơn mùi hơi “ngọt”. Phân ở dạng hơi lỏng, đôi khi vón cục hoặc lợn cợn.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua là một dấu hiệu bất thường.
Nguyên nhân đến từ:
Lượng đường trong đồ ăn, nước uống, sữa của trẻ không được tiêu hóa hết dẫn tới đường ruột bi kích thích.
Trong thời gian ăn dặm, đồ ăn quá nhiều tinh bột hoặc tinh bột này chưa đủ chín sẽ tác động trực tiếp tới hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.
Trường hợp nào là nghiêm trọng
Trong tuần sơ sinh đầu tiên, trẻ sẽ đi ngoài 4 lần trong một ngày, sau đó giảm dần trong các tuần tiếp theo. Đường ruột của trẻ sẽ dần thiết lập chu kì. Sau đó bạn có thể thấy rằng trẻ sẽ đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày.
Khi trẻ đi ngoài 3 lần/ngày mà cân nặng của trẻ vẫn tăng đều thì cũng không có gì đáng lo ngại. Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua, lỏng thì có thể sử dụng men tiêu hóa theo liều lượng được chỉ định. Nhưng không được sử dụng lâu trong trường hợp bé bị tiêu chảy cấp, tiêu chảy dài ngày.
Biểu hiện của một trường hợp nghiêm trọng:
Trẻ tiêu chảy hơn 3 lần/1 ngày, phân trẻ sơ sinh có mùi chua, nặng mùi hơn, sủi bọt, lỏng, nhầy nhớt thì rất có thể trẻ đã bị tiêu chảy cấp, hoặc vấn đề nghiêm trọng khác. Cần nhanh chóng đưa trẻ tới bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Phải làm gì khi phân trẻ sơ sinh có mùi chua?
Đối với trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ:
- Khi nhận thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua, mẹ cần điều chỉnh ngay chế độ ăn của mình. Cần điều chỉnh lượng đường nạp vào cơ thể bằng cách giảm lượng tinh bột, đường trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của sữa, các mẹ lưu ý nhé!
- Các mẹ cũng cần hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo.
- Có thể cho trẻ dùng thêm nước ép rau củ như nước ép cà rốt luộc để cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ.
- Cần chú ý tới vệ sinh ở cả thực phẩm và đồ chơi của bé.
- Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua 2 tới 3 lần / ngày, có thể cân nhắc dùng men tiêu hóa theo liều lượng chỉ định. Nhưng không được lạm dụng trong thời gian dài, điều này sẽ làm hệ tiêu hóa của bé “lờn” thuốc.
- Trong trường hợp nặng hơn, cần tới ngay bác sĩ để trẻ được điều trị kịp thời.
Đối với trẻ kết hợp sữa mẹ và ăn dặm:
- Khi có biểu hiện trẻ đi ngoài mùi chua, dừng ngay tất cả các món như sữa chua, nước cam.
- Đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và nhận được những lời khuyên tốt nhất về khẩu phần ăn cho trẻ.
Trên đây là những biểu hiện, nguyên nhân, biện pháp xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua.
Bài viết nhằm cung cấp thêm cho các mẹ những thông tin bổ ích trong việc nuôi chăm sóc trẻ sơ sinh.
Chúc các bé khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, phát triển toàn diện. Hãy luôn đồng hành cùng Singlemum.vn để chia sẻ và cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé.