Singlemum – Trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa như thế nào? Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.
- Trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình khi ngủ
- Cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Mách mẹ cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Do nấc thường gây khó chịu ở người lớn, nhiều người cho rằng nó cũng làm cho bé khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc thường không gây ảnh hưởng nhiều. Thực tế, nhiều trẻ sơ sinh bị nấc có thể ngủ, mà không bị quấy rầy. Và nấc cụt hiếm khi gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của bé.
Chữa nấc cho trẻ sơ sinh
Nghỉ ngơi và ợ hơi: Nếu bé đang bú bị nấc mẹ nên cho bé nghỉ bú tạm thời. Có thể giúp bé thoát khỏi nấc cụt, Ợ hơi cũng sẽ đỡ. Mách nhỏ: mẹ nên xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé khi bé bị nấc cụt.
- Sử dụng núm vú giả
Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú vào núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành. Và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt. - Để nấc tự hết
Thông thường, các trẻ sơ sinh bị nấc sẽ tự ngừng cơn nấc. Nếu như nấc cụt không làm phiền bé, mẹ nên để cơ thể bé tự điều chỉnh nhé. - Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục:
Nếu mẹ cảm nhận dường như bé cảm thấy không thoải mái do nấc cụt. Như biểu hiện quấy khóc, cảm giác ray rứt, mẹ có thể thử cho bé uống nước. Từng ít nước một, khoảng 2-3ml, uống liên tục vài ba lần.
Điều quan trọng cần lưu ý là: Các bác sĩ khuyên mẹ không nên áp dụng các phương pháp chữa nấc cho trẻ sơ sinh không phải là khuôn mẫu. Chẳng hạn, đừng làm bé giật mình hay kéo lưỡi bé. Những phương pháp này không nên làm cho trẻ sơ sinh, vì chúng có thể gây hại nhiều hơn là tốt.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Có một số cách để giúp ngăn ngừa các cơn nấc cụt ở trẻ. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa nấc cụt hoàn toàn vì nguyên nhân bị nấc không phải luôn luôn rõ ràng. Mẹ nên thử các phương pháp này để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ:
- Đảm bảo bé yêu bình tĩnh khi cho bé ăn. Có nghĩa là không đợi cho đến khi bé đói đến mức buồn và khóc trước khi bắt đầu ăn.Khi bé khóc nhiều sẽ nuốt hơi nhiều gây nấc.
- Hãy thử cho bé bú số lượng ít hơn nhưng bú nhiều bữa hơn.
- Nếu mẹ cho trẻ bú bình, nên cho bé ợ hơi sau bú mỗi hai hoặc ba phút trong suốt quá trình bú, nên dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi
- Nếu mẹ cho con bú sữa mẹ, nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú kia và cho bé ngậm quầng vú chứ không phải ngậm đầu ti.
- Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau mỗi cữ bú.
- Sau khi cho bú, tránh hoạt động nặng với bé, chẳng hạn cho bé nảy lên và xuống hoặc các trò chơi đòi hỏi bé vận động nhiều.
Khi nào thì nấc cụt gây lo ngại và cần cho bé đi khám bác sỹ?
Nấc được coi là bình thường đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Thậm chí nấc cụt cũng có thể xảy ra trong khi bé vẫn còn trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, nếu bé bị nấc liên tục, kéo dài hơn 48 giờ, hay đặc biệt nếu bé có cảm giác khó chịu hoặc kích động khi bị nấc cụt, mẹ nên nói chuyện với bác sĩ nhé. Đây có thể là một dấu hiệu của các bệnh lý khác. Ngoài ra, nên nói chuyện với bác sĩ nếu cơn nấc đang làm phiền giấc ngủ của bé hoặc các cơn nấc tiếp tục xảy ra thường hơn sau ngày sinh nhật đầu tiên của bé.
Tiên lượng:
Không phải lúc nào cũng có nguyên nhân rõ ràng gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, miễn là bé không bị nôn do nấc cụt, có vẻ như bé không khó chịu và bé đang dưới 1 tuổi, nấc cụt có thể là một phần bình thường của sự phát triển. Nấc cụt sẽ giảm nhiều khi trẻ từ 12 tháng trở lên. Khi đó đường tiêu hóa của bé phát triển hoàn thiện hơn do vậy nấc sẽ dần dần giảm bớt. Tuy nhiên, nếu nấc cụt vẫn tiếp tục sau thời gian đó. Mẹ nên cho bé khám bác sĩ, để loại trừ những nguyên nhân khác nhé.
Singlemum tổng hợp