Singlemum – Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè như thế nào cho đúng và an toàn nhất là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ trẻ quan tâm. Khi chào đời, do cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt nên sức đề kháng kém, không dễ thích nghi được với môi trường bên ngoài. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết oi nóng của mùa hè là điều kiện để một số bệnh bùng phát mạnh, nhất là đối với các bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ như rôm sảy, bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp…. Dưới đây là các cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè mà bất cứ bà mẹ nào cũng cần phải biết:
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè như thế nào?
- Mẹo mặc quần áo cực dễ cho trẻ sơ sinh
- Các động tác massage giúp mẹ trị chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
Mùa nóng đến mang theo nỗi lo lắng của không ít phụ huynh như cho con ăn gì, ăn thế nào để con không bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng hay béo phì, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Thời tiết nóng khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều gây mất nước, mất muối bởi trong mồ hôi không chỉ có nước đơn thuần mà còn kèm thêm muối khoáng như natri, clorua. Sử dụng quạt, máy lạnh cũng góp phần làm trẻ mất nước. Thiếu nước cơ thể sẽ bị rối loạn nhiều chức năng sinh lý như tiêu hóa, hấp thu, bài tiết. Chức năng sinh lý bị rối loạn lâu dài có thể sinh ra bệnh tật.
Mất nước làm thiếu men tiêu hóa nên trẻ sẽ khó tiêu và biếng ăn. Vì mất nước mà cơ thể thường có phản ứng là uống nhiều hơn ăn và thích uống nước lạnh, nước ngọt. Nếu không điều chỉnh cách ăn uống bé sẽ bị suy dinh dưỡng do ăn ít, tiêu chảy vì ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm bẩn, uống nước đá không vệ sinh. Ngược lại trẻ bị béo phì do uống quá nhiều nước ngọt nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng nên không phát triển chiều cao và trí thông minh.
Có nhiều lưu ý quan trọng cho các ông bố bà mẹ cần quan tâm để chăm sóc tốt cho mầm non tương lai trong gia đình mình được mạnh khỏe và thông minh. Chúng ta cần trang bị những kiến thức phổ thông thiết yếu nhất trong cuộc sống hằng ngày và áp dụng nó 1 cách triệt để ! Dưới đây có những lưu ý cho chúng ta.
Cách chế biến món ăn phù hợp trẻ:
– Thức ăn mềm, lỏng (cháo, bột, soup) có mùi vị thơm có thể hơi chua, ngọt (canh chua, riêu…)
– Ăn nhiều bữa 5-6 bữa một ngày, đêm uống thêm một cữ sữa.
– Bữa ăn nhiều rau xanh, nhiều canh chua ngọt.
– Trái cây, trái cây xay ăn sau khi ăn hoặc sau khi ngủ dậy.
– Uống sữa, ăn yaourt mát.
– Uống nước theo nhu cầu. Lượng nước (kể cả canh và sữa) trung bình 150ml/kg thể trọng.
Lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm:
– Thức ăn nấu chín để ngoài môi trường chỉ sau 2 giờ sẽ bị ôi thiu, không nên sử dụng. Nên ăn ngay sau khi nấu, thức ăn còn dư thừa thì bảo quản trong tủ lạnh. Trước khi ăn phải đun sôi lại 5 phút. Không nên chỉ đun ấm lên vì vẫn không giết chết được vi khuẩn nếu thức ăn bị nhiễm khuẩn.
– Không ăn thức ăn dự trữ lâu vì dễ gây rối loạn tiêu hóa.
– Khi đi ăn ở hàng quán hoặc mua thức ăn nên chọn nơi đông khách và có thiết bị dự trữ thực phẩm đúng cách (tủ lạnh, che kín, gắp thức ăn bằng đũa, không dùng tay vừa bốc thức ăn vừa nhận tiền…).
– Uống đủ nước theo nhu cầu, đặc biệt là sau khi ngủ dậy nhưng không uống nước ngọt và nước trái cây trước bữa ăn một giờ.
– Không uống các loại nước mát có tính chất lợi tiểu vì làm sẽ làm tăng khả năng thiếu nước nếu không uống đủ.
– Không uống nước đá làm từ nước chưa nấu chín hoặc nước không tinh khiết.
Khi thấy trẻ sốt cần theo dõi sát sao:
Nếu trẻ sốt từ 38,5oC trở lên cần hạ sốt cho bé bằng cách nới rộng quần áo, chườm khăn dấp nước ấm vào trán, nách, bẹn; cho uống thuốc hạ sốt (paracetamol), rồi cho bé đi khám bệnh ngay.
Một số lưu ý khoa học:
Mùa hè, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, vì thế đây cũng là mùa dịch bệnh bùng phát, nhất là các bệnh truyền nhiễm cấp tính. Trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, vô hình chung trở thành nạn nhân số 1 của các bệnh nguy hiểm này.
Ví dụ:
– Viêm não Nhật Bản B:
Có thể ngừa bằng cách: Giữ môi trường trong sạch, nhà ở thoáng mát, nằm màn khi ngủ; phun thuốc diệt muỗi và côn trùng; tiêm phòng vacxin viêm não cho trẻ.
– Tiêu chảy cấp:
Hãy cho trẻ uống nhiều nước như oresol, nước quả. Nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều, hãy sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được xử lý bệnh sớm và đúng cách.
– Rôm sảy:
Việc xử trí rôm xảy chỉ đơn giản là tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng hay chanh để chi thông các ống thoát đổ ra ngoài của các tuyến trên bề mặt da. Khi nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kem chống viêm chứa corticoide như eumovate, dermovate, temprosone…
Singlemum tổng hợp