Singlemum – Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày khi tròn 6 tháng? Để bé hấp thụ dưỡng chất tốt nhất là thắc mắc của nhiều mẹ khi con vào tuổi ăn dặm. Mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
- Cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm theo phương pháp nào là phù hợp?
- Thực đơn cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi phát triển toàn diện
- Cách chế biến món ăn dặm từ trái bơ cho bé
Ăn dặm
Ăn dặm là một cột mốc thời gian quan trọng đánh dấu con đang lớn. Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày càng là mối quan tâm của những ai lần đầu làm mẹ. Thêm vào đó nhiều mẹ cũng không chắc chắn về việc cho bé ăn gì. Lên lịch cụ thể vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.
Trên thực tế, khi ăn dặm trẻ vẫn đang bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy việc chọn thời gian dặm không cần quá cứng nhắc, chỉ cần mẹ đảm bảo nguyên tắc 2 bữa ăn cách xa nhau và ăn trước 19h. Tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái.
Gợi ý thời gian biểu cho bé 6 tháng tuổi
Thời điểm ăn dặm được các chuyên gia khuyến khích nhất là từ 5-6 tháng tuổi. Không nên sớm hơn cũng đừng quá trễ, cả hai đều không tốt cho bé. Khi được 6 tháng tuổi về cơ bản lịch sinh hoạt cũng như ăn uống của các bé khá giống nhau. Dưới đây là thời gian biểu mà mẹ có thể tham khảo:
Thời gian | Lịch sinh hoạt và ăn dặm |
Sáng | 6h30: Thức giấc và uống sữa 7h30: Ăn dặm 8h30: Ngủ ngắn 10h: Uống sữa 11h30: Ngủ trưa |
Chiều | 13h: Uống sữa 14h: Ngủ ngắn 15h30: Uống sữa 16h30: Ăn dặm |
Tối | 18h: Bắt đầu thói quen trước khi đi ngủ 19h: Uống sữa 20h: Bé ngủ đêm |
Cho bé ăn dặm đúng cách
Tập cho bé ăn dặm cũng sự thoải mái, hoan hỉ của cả mẹ và bé nhưng cũng cần có những nguyên tắc nhất định. Đó là:
Ăn từ ít đến nhiều: Lúc bắt đầu, mẹ có thể cho bé ăn bằng bình tập ăn dặm hoặc bằng thìa. Sau đó tăng dần từ 1-2 muỗng nhỏ thức ăn xay nhuyễn. Dùng muỗng nhựa, mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé. Và nên bắt đầu với một lượng nhỏ trên đầu muỗng. Một khi quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm cho bé.
Từ ngọt đến mặn: Khi mới tập cho bé ăn dặm, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang. Sau đó mới thử đến các loại rau, thịt cá. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nêm gia vị trong bột ăn dặm của con nhé!
Làm quen với thực phẩm mới trong 3-5 ngày: Đây là cách giúp phát hiện bé có dị ứng với thực phẩm hay không. Sau thời gian này, nếu bé không có biểu hiện đặc biệt, mẹ có thể cho bé thử món khác.
Thực đơn ăn dặm 4 nhóm chất
Dù bé mới ăn dặm lần đầu nhưng cũng giống như người lớn. Trẻ nhỏ cũng cần nguồn dinh dưỡng từ nhiều nhóm thực phẩm. Cụ thể là 4 nhóm chất dinh dưỡng: Nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm vitamin và khoáng chất, nhóm chất béo.
Nhóm tinh bột: Bao gồm: Gạo, khoai tây…Không nên cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm khác như: Hạt sen, đậu xanh, gạo nếp…
Nhóm cung cấp chất đạm: Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi mẹ chỉ nên cho trẻ ăn thịt nạc heo và trứng. Từ tháng thứ 7 trở đi thì nên tăng cường thêm các loại hải sản, ăn ít nhất 3 bữa 1 tuần và có 1 bữa cá béo.
Nhóm chất béo: Nên cho trẻ ăn xen cả dầu thực vật và mỡ động vật
Nhóm vitamin và khoáng chất: Bao gồm rau, củ, quả… Mẹ không nên cho bé ăn rau và củ cùng lúc.
Quên ngay chuyện “trẻ lớn về đêm”
Chuyện trẻ lớn về đêm nhờ ăn dặm khuya hoặc uống sữa nhiều về đêm là không có thật. Thậm chí theo các chuyên gia dinh dưỡng, những quan niệm này còn dẫn đến tổn hai về sức khỏe của trẻ.
Không ít bà mẹ ép con ăn nhiều về đêm để nhanh lớn, phát triển vượt trội hoặc cho bé bú đêm để đạt được chiều cao tốt nhất… Thực tế thì ăn quá no, sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hoá cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ gây ứ, trướng dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản.
Triệu chứng thường thấy nhất chính là bị ho về đêm, thậm chí cả ban ngày khi nằm nghỉ, chơi, ngủ. Hiện tượng này còn gọi là chứng ho ngang – ho khi ngủ, nghỉ, trong tư thế nằm ngang. Tình trạng này kéo dài có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày khi tròn 6 tháng không quan trọng bằng việc mẹ cho trẻ ăn đúng cách và ăn trong sự thích thú và vui vẻ.