Singlemum – Khi nào nên thay núm ti và bình sữa cho bé? Núm ti và bình sữa là vật tiếp xúc trực tiếp với sữa – nguồn dinh dưỡng chính của bé trong năm đầu đời. Vì thế, các mẹ cần kịp thời thay mới những sản phẩm này để không gây hại cho sức khỏe của bé. Mẹ cùng tham khảo bài viết bên dưới để có thông tin chii tiết hơn nhé!
- Núm vú giả loại nào tốt cho trẻ sơ sinh
- Cách kiểm tra chất lượng sữa bột ngoại nhập khẩu an toàn
- Đoán sức khỏe qua cách trẻ sơ sinh đi ngoài
Núm ti và bình sữa trẻ em là bộ đôi không thể thiếu với hầu hết các bé trong năm đầu đời. Núm ti và bình sữa là vật tiếp xúc trực tiếp với sữa – nguồn dinh dưỡng chính của bé trong năm đầu đời. Chính vì vậy, các mẹ thường rất cẩn trọng khi lựa chọn những sản phẩm này cho con mình. Tuy nhiên, hạn sử dụng của núm ti và bình sữa lại là điều mà các mẹ ít quan tâm. Cùng tìm hiểu xem khi nào nên thay núm ti và bình sữa để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé:
Khi nào nên thay núm ti cho bé?
Núm ti của bình sữa là vật tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng của bé vì vậy nếu núm ti không có tính vệ sinh, an toàn sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe và sự phát triển của bé. Thông thường, các chuyên gia khuyên mẹ nên thay núm ti ít nhất 3 tháng 1 lần, tuy nhiên khi núm ti của bé có những biểu hiện dưới đây thì mẹ cũng nên thay núm ti mới cho con:
– Sữa chảy thành dòng: Các mẹ nên nhỏ thử sữa trong bình ra ngoài để kiểm tra. Nếu thấy sữa chảy thành dòng ồ ạt ra ngoài, mẹ nên mua cho bé một núm vú mới thay thế. Đây là dấu hiệu cho thấy lỗ thông trên núm vú đã quá lớn và có thể làm bé bị sặc sữa.
– Núm vú đổi màu cho thấy chất lượng đã “xuống cấp” nhanh chóng.
– Núm vú bị dãn ra: Để kiểm tra độ đàn hồi của núm vú, mẹ có thể lấy chóp núm vú kéo ra thật mạnh rồi thả ra, sau đó quan sát xem nó có thể trở lại hình dáng ban đầu hay không. Nếu không thể, mẹ nên bỏ chúng đi.
– Núm vú bị dính lại hay phồng ra cũng là dấu hiệu cho thấy núm vú của bé đã không còn đủ chất lượng.
– Núm vú bị tưa nứt hay trầy xước: Đầu núm vú bị như vậy sẽ làm cho sữa chảy ra nhiều và có thể làm bé bị ngạt thở.
– Khi núm vú không còn phù hợp với độ tuổi của bé: Mỗi loại núm vú sẽ được thiết kế phù hợp cho mỗi độ tuổi khác nhau.
Khi nào nên thay bình sữa cho bé?
So với núm vú thì bình sữa cho bé có thời gian sử dụng lâu dài hơn. Tuy nhiên, khi mẹ thấy bình sữa có các biểu hiện dưới đây thì cũng nên thay bình sữa mới cho con:
– Khi bình sữa bị sứt, mẻ: Điều này thường xảy ra với các bình sữa thủy tinh và sẽ đặc biệt nguy hiểm khi những miếng vỡ, mẻ làm bé bị thương.
– Bình nhựa bị trầy xước hay mòn: Bình sữa bằng nhựa dễ bị trầy xước hay mòn qua quá trình sử dụng và những khe trầy xước có thể là chỗ trú ẩn lí tưởng cho vi khuẩn cứng đầu.Vì vậy, dù mẹ có nỗ lực hết sức cũng không thể vệ sinh bình sạch hoàn toàn được. Lúc này giải pháp phù hợp là thay bình sữa mới.
– Bình sữa đã sử dụng trên 1 năm: Theo các chuyên gia thì mẹ nên thay bình sữa cho bé sau 1 năm sử dụng.
Singlemum tổng hợp