Singlemum – Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào? Rốn là một trong những bộ phận rất quan trọng của trẻ sơ sinh, là nơi tiếp nhận nguồn dinh dưỡng khi trẻ còn trong bụng mẹ. Nên khi trẻ ra đời, vùng rốn trở thành “vết thương hở”. Nếu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến cho vùng rốn dễ có nguy cơ nhiễm trùng.
- Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn
- Rụng rốn ở trẻ sơ sinh: Mẹ đã biết cách chăm sóc đúng cách?
- Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Trước khi chăm sóc, mẹ hãy rửa tay bằng xà bông rồi sát trùng bằng cồn 90 độ để tay sạch hoàn toàn.
Sau đó tháo băng rốn và quan sát xem có điều gì bất thường như: có mùi lạ, dịch mủ, sưng đỏ, chảy máu ở rốn không. Nếu có mẹ cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để xử lý đúng cách
Dùng bông vô khuẩn thấm cồn 70 độ rồi nhẹ nhàng lau các bộ phận chân rốn, thân cuống rốn, bề mặt cuống rốn và vùng da xung quanh rốn.
Lấy bông thấm khô vùng cuống rốn, chân rốn và vùng da quanh rốn của trẻ. Rồi lấy một miếng gạc mỏng băng rốn lại.
Những lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ
Để có cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh an toàn, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
Để rốn rụng tự nhiên
Thông thường sau khoảng 5-7 ngày rốn sẽ tự rụng. Mẹ tuyệt đối không được kéo cho rốn đứt dù cuống rốn nhìn rất lỏng lẻo và chỉ còn dính 1 chút ít. Nếu mẹ kéo, vùng rốn dễ bị chảy máu dẫn tới nhiễm trùng. Trong thời gian rốn rụng tự nhiên, vùng rốn có khả năng tự lành vết thương, vì thế mẹ không nên can thiệp vào quá trình này.
Luôn giữ vùng rốn khô và sạch
Khô thoáng và sạch sẽ là yếu tố quyết định tới sự “an toàn” của vùng rốn, mẹ cần lưu ý tới những điều sau đây:
– Không ngâm cuống rốn trong nước khi tắm cho trẻ bởi vùng rốn ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.
– Mỗi ngày, mẹ cần vệ sinh rốn ít nhất 1 lần. Cẩn thận hơn, mẹ có thể làm sau mỗi lần tắm và thay bỉm cho bé.
– Chỉ băng rốn bằng một miếng gạc mỏng và không băng quá chật sẽ khiến vùng rốn khó thoát hơi
– Khi băng rốn, mẹ không nên băng quá chặt, chỉ băng vừa phải bằng một miếng gạc mỏng để vùng rốn dễ thoát hơi.
– Khi quấn tã và mặc quần, mẹ cần chú ý không che kín vùng rốn để tránh chạm vào rốn gây trầy xước.
– Mẹ không nên mặc quần áo liền thân cho tới khi rốn rụng và khô hoàn toàn vì nó gây bí vùng rốn.
Rửa tay sạch trước khi vệ sinh
Tay mẹ chứa rất nhiều vi khuẩn, vì vậy trước khi chăm sóc rốn, mẹ cần đảm bảo tay mình vô khuẩn bằng cách rửa sạch bằng xà bông và sát trùng bằng cồn 70 độ.
Không bôi bất cứ thứ gì lên rốn
Nhiều người thường nghĩ rằng, rắc bột đỏ lên thì rốn bé sẽ nhanh rụng và khô ráo. Điều này là hoàn toàn sai lầm, rắc thuốc bột hay bôi kem, nước thơm,… đều khiến rốn có nguy cơ nhiễm trùng. Mẹ chỉ nên dùng các loại thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Luôn quan sát để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường
Khi mẹ nhìn thấy cuống rốn sưng đỏ, có mủ, dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi,.. hoặc rốn rụng 2 tuần mà gốc vẫn chưa khô, có khả năng vùng rốn đã bị nhiễm trùng. Mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị. Không nên để tình trạng này lâu vì nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng huyết, viêm màng não, hoặc gây tử vong.
Chăm sóc rốn cũng như vệ sinh cho trẻ sơ sinh đều cần mẹ rất cẩn trọng. Hãy luôn yêu thương, nhẹ nhàng và quan tâm tới bé yêu là bí quyết tốt nhất cho mọi phương pháp mẹ nhé.
Singlemum tổng hợp