Medonthan – Làm sao biết cân nặng trẻ sơ sinh bao nhiêu cân là đủ? Người mẹ nào cũng rất quan tâm đến chuyện bé nhà mình có phát triển tốt không, có nhẹ cân, có thấp hơn hay cao hơn các bạn không? Tuy nhiên việc xác định điều này không nên cảm tính. Các bác sĩ đã tiến hành đo đạc thống kê và ba mẹ cần dựa vào các con số khoa học đó.
- Chuẩn cân nặng của bé: Làm sao để biết bé có thiếu cân hay không?
- Cân nặng của bé
- Cách theo dõi bảng cân nặng chiều cao của bé
Biểu đồ tăng trưởng của trẻ nói lên điều gì?
Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh tổng quát về sự phát triển thể chất của trẻ. Bằng cách so sánh các chỉ số đo của bé – cân nặng, chiều dài và chu vi vòng đầu – với các chỉ số đo trung bình của những bé cùng tuổi và cùng giới cũng như so sánh với các chỉ số đo trước đó của trẻ, bác sĩ của trẻ có thể kết luận liệu bé của bạn đang có mô hình tăng trưởng khỏe mạnh hay không.
Tuy nhiên các mẹ cũng không nên coi trọng quá các chỉ số. Trong khi bảng tăng trưởng hiện tại cho thấy trẻ phát triển nhiều so với các bảng tăng trưởng trước đó, nhưng đó không phải là cách cuối cùng để nói về tình trạng phát triển hiện tại của con bạn. Điều quan trọng nhất đó là trẻ đang phát triển ổn định, cân đối, chứ không phải là trẻ đạt được những con số diệu kỳ nào đó.
Bác sĩ có lẽ sẽ dùng các biểu đồ tăng trưởng khác nhau tùy vào độ tuổi của bé. Các trung tâm phòng và chống bệnh (CDC) khuyến nghị bác sĩ nên sử dụng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức y tế thế giới đối với hai năm phát triển đầu đời của trẻ để có được những thông tin chính xác và cập nhật nhất.
Từ 2 tuổi trở đi, bác sĩ của bạn có lẽ sẽ sử dụng biểu đồ tăng trưởng của CDC. Tất cả các biểu đồ tăng trưởng đều thể hiện số đo chiều dài theo đơn vị cm và cân nặng theo đơn vị kg.
“phân vị” (percentile) trong cân nặng trẻ sơ sinh nghĩa là gì?
Cách dễ dàng nhất để giải thích điều này đó là qua ví dụ. Nếu cậu con trai 3 tháng tuổi của bạn đạt phân vị thứ 40 về cân nặng, điều đó nghĩa là 40% bé trai 3 tháng tuổi có mức cân nặng giống hoặc ít hơn con trai bạn, và 60% trẻ nặng hơn con bạn.
Số phân vị càng cao chứng tỏ con bạn càng lớn hơn so với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Nếu con bạn ở phân vị thứ 50 về chiều dài, điều đó nghĩa là con bạn rơi đúng vào mức giữa và đạt chiều cao ở mức trung bình so với các bé trai cùng độ tuổi.
Để lập bảng tăng trưởng của bé tại nhà, hãy thử phương pháp tính phân vị tăng trưởng của chúng tôi.
Bảng phân vị chiều cao cân nặng cho bé trai
A. Chiều cao của bé trai
– 1st, 3rd, 5h, 15th, 25th,…,99th chính là các phân vị. Giải thích và ví dụ chi tiết các mẹ đọc bên dưới ảnh nhé (ảnh có thể hơi khó nhìn trên di động, mẹ click vào hình rồi phóng to để dễ nhìn hơn).
Nhìn vào bảng trên trông khá rắc rối phải không các mẹ, nhưng thực ra rất dễ hiểu. Thí dụ, một mẹ có bé trai 2 tháng tuổi và bé dài 60cm, giờ mẹ bé muốn biết bé phát triên như thế nào thì chỉ cần nhìn vào cột Month tìm đến dòng có số 2 chỉ tháng, Mẹ sẽ thấy 60cm nghĩa là bé ở gần cột 75th (59,8) nhất. Điều này nói lên rằng bé cao hơn 75% số bé trai cùng độ tuổi.
Nếu bé 6 tháng mà được 65,5 cm thì sao. Chúng ta lại nhìn vào cột Month, tìm đến dòng có số 6, và sẽ thấy giá trị 65,5 cm gần với cột 15th (65,4) nhất. Điều này có nghĩa là bé chỉ cao hơn 15% so với bé cùng độ tuổi, hay nói cách khác bé thấp hơn 85% so với các bé trai khác.
B. Cân nặng của bé trai
Bảng phân vị chiều cao cân nặng cho bé gái
A. Chiều cao của bé gái
B. Cân nặng của bé gái
Con tôi hiện chỉ ở phân vị thứ 25. Con số đó có nhỏ không?
- Xếp loại phân vị trong bảng tăng trưởng không giống như điểm số ở trường. Xếp loại phân vị thấp không có nghĩa là con của bạn đang gặp vấn đề.
- Nếu cả bố và mẹ đều thấp hơn trung bình, thì con sẽ lớn lên có thể hình tương tự. Sẽ rất bình thường đối với trẻ đó nếu bé luôn luôn xếp ở vị trí phân vị thứ 10 về chiều cao và cân nặng khi bé lớn lên.
- Hãy nhớ một điều quan trọng rằng bác sĩ của bạn đang theo dõi xem con bạn phát triển như thế nào chứ không phải chỉ là phát triển bao nhiêu .
- Trẻ sơ sinh sẽ có những giai đoạn tăng trưởng vượt bậc, trong những giai đoạn này trẻ có thể tăng thêm chút cân nặng hoặc chiều cao.
- Những tháng sau đó trẻ có thể tăng trưởng chỉ bằng một phần trước đó. Bác sĩ của con bạn sẽ ghi chú lại những mốc tăng trưởng cao nhất và thấp nhất của trẻ, nhưng điều bác sĩ quan tâm nhất chính là mô hình tăng trưởng tổng thể của trẻ.
Khi nào thì bạn nên lo lắng về cân nặng trẻ sơ sinh ?
Bạn chỉ nên lo lắng nếu phân vị của con bạn thay đổi một cách nghiêm trọng. Ví dụ, nếu con bạn thường ở quanh mốc phân vị thứ 50 về cân nặng, sau đó giảm xuống phân vị thứ 15, khi đó bác sĩ sẽ muốn tìm hiểu tại sao. Có thể một lý do về sức khỏe nào đó gây ra sự thay đổi đó và cần phải được theo dõi thêm.
Tất nhiên, một trận ốm nhẹ hoặc sự thay đổi về thói quen ăn uống của trẻ cũng có thể dẫn đến sự giảm nhẹ, trong trường hợp này bác sẽ theo sát sự tăng trưởng của trẻ một thời gian.
Nếu trẻ không bị ốm nhưng vẫn tăng cân chậm trong khi vẫn tăng chiều dài, thì bác sĩ có thể khuyên bị bố mẹ tăng số lần cho ăn. Bạn có thể phải đưa trẻ đi thăm khám thường xuyên hơn để chắc chắn rằng bé có bạn đang bắt đầu tăng cân trở lại.
Đôi khi tăng hoặc giảm nhanh hơn bình thường lại là một dấu hiệu tốt. Ví dụ, nếu con bạn thấp cân, sẽ thật tuyệt nếu bé đạt được số kg (ounce) nhanh hơn tăng số cm (inch).
Đôi khi bác sĩ sẽ theo dõi tính hình của con bạn nếu bé ở mức cực đại hoặc cực tiểu trong thang phân vị. Ví dụ, nếu bé của bạn rất thấp và cả bố và mẹ cũng tương đối thấp, thì việc bé rơi vào mức thấp nhất 5% là hợp lý.
Nhưng nếu bé của bạn rất thấp và cả bố mẹ đều có chiều cao trung bình, hoặc nếu bé của bạn rất mảnh khảnh trong khi bố mẹ đều nặng trung bình hoặc hơn mức trung bình, thì bác sĩ sẽ cần kiểm tra để chắc chắn rằng con bạn không gặp vấn đề gì về tăng trưởng (giống như thiếu hoóc môn hay gặp vấn đề về gien).
Tương tự, nếu con bạn ở tốp 5%, bác sĩ sẽ chú ý đến tăng trưởng của bé – và có lẽ sẽ tư vấn cho bạn về cách cho ăn – để chắc chắn chắn rằng bé không có nguy cơ bị bệnh béo phí.
Nếu chu vi vòng đầu của con bạn nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình, bác sĩ sẽ sẽ kết luận rằng não của bé đang phát triển bình thường bởi vì sự tăng trưởng của não trẻ không phải thể hiện ở kích thước của xương sọ. Nếu chu vi vòng đầu của bé lớn hơn nhiều so với mức trung bình, bé sẽ được theo dõi thêm để chắc chắn rằng bé không gặp phải tình trạng gọi là tràn dịch não (chất lỏng trong não vượt mức quy định) .
Cân nặng trẻ sơ sinh lúc sinh quyết định sự tăng trưởng trong tương lai của bé như thế nào?
- Cân nặng lúc sinh của trẻ không ảnh hưởng nhiều như bạn nghĩ. Nhìn chung, gien – chứ không phải cân nặng lúc mới sinh – sẽ quyết định kích thước của trẻ khi trưởng thành.
- Đôi khi những đứa trẻ nhỏ nhắn có thể trở thành những người lớn vạm vỡ và ngược lại những đứa trẻ bụ bẫm có thể trở nên mảnh khảnh sau nhiều năm.
- Bố mẹ của trẻ là chỉ số dự báo tốt nhất – bạn cao, thấp hay trung bình? Mảnh khảnh, nặng nề hay trung bình? Khi lớn lên con bạn sẽ có ngoại hình tương tự như vậy.
Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn WHO :
- Thông thường trẻ sơ sinh sẽ có cân nặng từ 3,2 – 3,8 kg và cho đến khi 6 tháng tuổi trẻ sơ sinh sẽ có cân nặng tăng gấp đôi lúc mới sinh.
- Trong giai đoạn từ 1-12 tháng đầu đời bé trai sẽ có xu hướng tăng chiều cao và ca7n nặng nhiều và nhanh hơn so với bé gái.
- Sau đó trong năm thứ 2 và thứ 3 thì chiều cao và cân nặng của bé sẽ có dấu hiệu chậm hơn so với năm đầu. Vì do năm đầu đời trẻ thường uống nhiều sữa công thức nên có tốc độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng nhanh hơn.
Để đo chiều cao và cân nặng của trẻ mẹ cần gì ?
- Để kết quả đo chiều cao và cân nặng của bé được chính xác thì mẹ cần chuẩn bị kĩ .
- Trước khi đo mẹ nên cho bé đi vệ sinh và khoan cho bé ăn gì .
- Buổi sáng chính là thời điểm đo chiều cao và nhất là cân nặng trẻ sơ sinh tốt nhất.
- Khi đo mẹ nên trừ khối lượng của quần áo bé mặc ra để có kết quả chính xác nhất.
- Mẹ nên đo chiều cao và câng nặng cho bé mỗi tuần một lần để năm bắt nhanh nhất sự phát triển của con.
Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé trai
Medonthan tổng hợp
Bình luận bị đóng