Singlemum – Cách tắm cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn như thế nào? Tắm là một trong những công việc mà mẹ phải thực hiện hàng ngày trong quá trình chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, không phải người làm mẹ nào cũng biết được cách tắm “chuẩn”, nhất là những chị em làm mẹ lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh bao gồm cả giai đoạn chưa rụng rốn và đã rụng rốn rồi. Mẹ cùng tham khảo nhé!
- Nên tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá gì để trị rôm sẩy?
- Có nên dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh hay không?
- Tắm cho trẻ sơ sinh giờ nào?
Sữa tắm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?
Nếu đang phân vân không biết chọn loại sữa tắm nào thì mới thích hợp cho làn da mòng manh của bé thì mẹ có thể thử cân nhắc 1 trong 9 loại sữa tắm đang được các bà mẹ tin dùng này:
- Kem tắm Bubchen Wasch & Duschecreme
- Sữa tắm Extra Gentle Baby Bath Perfect Purity 354ml
- Sữa tắm hương dưa hấu Perfect Purity Kids Watermelon Blast Body Wash
- Sữa tắm tạo bọt chiết xuất hoa cúc Chicco 0M+
- Sữa tắm chống rôm sảy Lactacyd BB 250ml
- Sữa tắm Arau Baby 450ml
- Sữa tắm Bubchen Kids Dusch & Badegel Prinzessin Rosalea 230ml
- Sữa tắm gội trái cây tổng hợp Malizia BonBons 500ml
- Bột tắm thảo dược Farlin
Tắm cho trẻ sơ sinh ở nhiệt độ bao nhiêu?
Phòng tắm của trẻ cần kín gió và nhiệt độ phòng khoảng 27 độ C.
Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh
Trên thực tế, bé không nhất thiết phải được tắm rửa hàng ngày, bởi đa số thời gian, bé chỉ dành cho 2 việc ngủ và ăn. Cho nên, mẹ chỉ cần tắm cho bé 2-3 lần/tuần và chú ý lau chùi sạch sẽ mỗi khi bé đi vệ sinh xong là được. Tuy nhiên, vào mùa nóng và đến khi bé đã biết trườn và bò thì bé sẽ cần được tắm mát mỗi ngày.
Mẹ nên chọn tắm cho con vào lúc có ánh nắng mặt trời và thuận tiện cho bố mẹ. Vào khoảng 10 – 11 giờ sáng, hoặc 3 – 4 giờ chiều là thời điểm thích hợp. Nên nhớ, mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài từ 1-5 phút đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, còn ở những trẻ lớn hơn, trên 3 tháng tuổi thì thời gian tắm có thể kéo dài khoảng 10 phút để bé thỏa sức chơi đùa.
Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh
Rất nhiều bà mẹ rỉ tai nhau: tắm lá khế cho trẻ sơ sinh hoặc lá sài đất, lá chanh, nước dừa nguyên chất để giúp bé có được một làn da trắng trẻo, mịn màng. Tuy nhiên, những loại nước tắm này lại bị các bác sĩ khoa nhi kịch liệt phản đối, vì chúng có thể khiến cho làn da mỏng manh của trẻ bị tổn thương và gây viêm nhiễm.
Tốt hơn hết, mẹ chỉ nên dùng nước sạch để tắm rửa cho bé hàng ngày, loại nước trắng sạch đã qua đun sôi có nhiệt độ khoảng 38 độ C. Vì nước qua đun sôi đã tiêu diệt được phần lớn vi khuẩn nên rất an toàn với bé. Còn mức nhiệt độ 38 độ C sẽ đảm bảo cho cơ thể bé luôn ấm áp, không bị cảm lạnh khi tắm. Nếu như, trẻ bị rôm, sảy, mẹ có thể lấy quả mướp đắng, rửa sạch, đun sôi để nguội lấy nước tắm. Còn nếu trẻ bị chốc lở, mụn nhọt thì lấy 20 gam lá đào tươi, rửa sạch đun nước tắm, tuyệt đối không được tắm nước dừa cho trẻ vì chưa có một tài liệu cụ thể nào nói về việc này.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
1. Chuẩn bị tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
- Chậu tắm
- Sữa tắm
- Khăn
- Quần áo
- Kem chống hăm
- Nước ấm
Ba mẹ cần phải chuẩn bị sẵn tất cả mọi thứ rồi mới cởi quần áo của bé ra để tránh làm cho bé sơ sinh bị nhiễm lạnh và nhiệt độ phòng tắm nên đặt ở mức 27 độ C.
2. Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
- Mẹ nên lưu ý là không được để rốn của bé bị ướt.
- Lót một các khăn dưới đáy chậu để trẻ không bị trượt ngã.
- Pha nước: đổ nước nóng vào trước sau đó thêm nước lạnh.
- Lấy một cái khăn sạch, nhúng nước, vắt khô, lau mặt bé từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bông làm sạch vành tai nhưng tuyệt đối không cho vào tai bé.
- Xả lại khăn hoặc lấy cái khăn mới lần lượt lau từng bộ phận trên cơ thể trẻ, bắt đầu từ mặt, Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.
Chú ý làm sạch những nếp gấp như khuỷu tay, kẽ ngón tay, chân. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng, lau từ trước ra sau để vi khuẩn không thể xâm nhập vào “vùng kín” của bé.
Bước cuối cùng trong quy trình tắm là gội đầu. Một số trẻ sẽ thấy sợ hãi với việc này, vì thế, mẹ cần phải cẩn thận và nhẹ nhàng. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội rơi vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay.
Sau khi đảm bảo bé nhà bạn đã “thơm tho sạch sẽ”, mẹ hãy bế bé ra khỏi chậu tắm và dùng khăn lau khô cả người bé, nhất là chỗ những nêp gấp, tránh để nước đọng lại vì chúng có thể gây hăm. Đồng thời, tóc của trẻ còn rất ít nên mẹ không cần phải dùng máy sấy, hãy để chúng khô tự nhiên, bởi máy sấy cũng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
3. Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Rửa tay bằng xà phòng và sát trùng lại bằng cồn trước khi vệ sinh rốn cho bé
Nhẹ nhàng gỡ miếng gạc cũ ra. Dùng bông vô khuẩn thấm cồn 70 độ lau sạch từ chân lên cuống rốn và vùng da xung quanh rốn. Nếu sợ những sợi bông có thể vướng vào rốn bé thì mẹ có thể dùng miếng gạc sạch để “lau chùi”
Tuyệt đối không bôi bất kỳ loại thuốc hay lá nào lên rốn bé trừ nhưng loại đã được bác sĩ chỉ định, điều này có thể sẽ làm nhiễm trùng khu vực này và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
4. Mặc bỉm vào cho bé
Trước khi đóng bỉm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể thoa một lớp kem chống hăm mỏng cho bé
Lưu ý không được đóng bỉm quá chật hay quá lỏng
Bẻ phần lưng của miếng tã xuống để cho rốn được “thở” sẽ mau lành hơn đồng thời tránh được việc rốn bị dính phải nước tiểu của bé, làm nhiễm trùng rốn.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn
Tương tự như những bước tắm cho trẻ khi chưa rụng rốn, nhưng giờ đây việc tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn đơn giản hơn rất nhiều lần vì giờ đầy mẹ không còn lo rốn của bé bị ướt nữa.
Lưu ý: Mẹ nên làm theo trình tự tắm-bú-ngủ, vì thường thì khi tắm xong bé sẽ cảm thấy đói bụng, cho bé bú sau khi tắm sẽ giúp cho bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, không phải bé nào cũng thích tắm cho nên, nếu bé quấy khóc khi tắm thì mẹ cần thực hiện các công đoạn một cách nhanh nhất có thể.
Singlemum tổng hợp