Singlemum – Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn về căn bản vẫn giống như cách tắm khi bé chưa rụng rốn, nhưng giờ đây mẹ sẽ không còn lo rốn của bé bị ướt nữa nên sẽ thoải mái hơn trong những thao tác tắm cho bé. Hãy đọc bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích mẹ nhé.
- Tắm cho bé sơ sinh: Khi nào nên hạn chế?
- Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách vào mùa hè
- Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Chọn bồn tắm thích hợp cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, loại bồn tắm tốt nhất là loại có thể nâng đỡ được đầu và cổ trẻ. Chậu tắm phải vừa người với trẻ, không quá sâu hoặc quá rộng để tránh bé bị chìm xuống khi tắm và cũng để nước có thể ngập xung quanh bé. Nhiều người lựa chọn thêm một khung giá đỡ bé, bé có thể nằm trong giá đỡ này một cách thoải mái khi được tắm.
Chuẩn bị trước khi tắm cho bé
- Chậu tắm
- Gáo múc nước
- Đầu gội, sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh
- Khăn lau
- Quần áo
- Kem chống hăm
Mẹ nên nhớ rằng, phải chuẩn bị trước mọi thứ, vì mẹ không thể để bé ở một mình trong phòng tắm để chạy đi lấy đồ, như thế sẽ rất nguy hiểm.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể chuẩn bị một số đồ chơi trong lúc tắm, để bé “hợp tác” hơn.
Pha nước tắm cho bé
Khi tắm cho trẻ sơ sinh, bạn luôn luôn phải tắm bằng nước ấm và bạn phải chuẩn bị sẵn rồi mới cởi quần áo của bé ra để tránh làm bé bị lạnh.
Đa số chị em vẫn hay dùng tay mình để kiểm tra nhiệt độ nước, nhưng cần phải lưu ý một điều là da của người lớn dày và chịu nhiệt giỏi hơn làn da mỏng manh của bé, cho nên tốt nhất bạn nên kiểm tra nhiệt độ nước bằng nhiệt kế. Nhiệt độ thích hợp nhất để tắm cho bé sơ sinh là 38 độ C, mực nước chỉ nên được đồ đầy cách đáy 5-8 cm.
Cách tắm cho bé
1.Đặt một cái khăn vào đáy bồn tắm cho bén để bé không bị trượt khi tắm.
2.Đặt bé vào bồn tắm, sử dụng khuỷu tay để đỡ lưng, cổ và đầu của bé. Từ từ đặt bé sâu xuống đáy bồn. Một tay của bạn vẫn sử dụng để nâng đỡ bé, tay còn lại sẽ mát xa và sử dụng khăn để vệ sinh, làm sạch cơ thể bé. Mẹ cần phải giữ thật chắc bé để bé không bị lật và sặc nước bởi bé rất hay ngọ nguậy.
3.Bắt đầu với vùng mặt của bé trước. Lấy một cái khăn sạch, nhúng nước, vắt khô, lau mặt bé từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bông làm sạch vành tai nhưng tuyệt đối không cho vào tai bé.
4.Xả lại khăn hoặc lấy cái khăn mới lần lượt lau từng bộ phận trên cơ thể trẻ, bắt đầu từ mặt, Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.
5.Chú ý làm sạch những nếp gấp như khuỷu tay, kẽ ngón tay, chân. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng, lau từ trước ra sau để vi khuẩn không thể xâm nhập vào “vùng kín”của bé.
6.Bước cuối cùng trong quy trình tắm là gội đầu. Một số trẻ sẽ thấy sợ hãi với việc này, vì thế, mẹ cần phải cẩn thận và nhẹ nhàng. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội rơi vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay.
Sau khi tắm xong cho bé
Nhanh chóng nhấc ra khỏi chậu và cuộn bé bằng khăn tắm. Bắt đầu lau từ cổ, ngực, nách, chân tay và bẹn cho bé. Việc này cần được làm cẩn thận để không đọng nước lại trên cơ thể gây hăm, ngứa. Với trẻ sơ sinh bạn không nên dùng máy sấy, bởi đó là điều không cần thiết và có thể gây hại cho bé. Bé còn thưa tóc và sẽ nhanh chóng khô sau khi được lau sạch, vì thế đừng quá lo lắng.
Sau khi đã lau khô người cho bé, bạn có thể sử dụng kem chống hăm, hoặc kem dưỡng da để thoa lên người bé. Vừa thoa vừa massage cho bé để bé cảm thấy dễ chịu rồi nhanh chóng mặc quần áo cho bé để giữ thân nhiệt ổn định.
Mẹ nên để phần mông của bé được thoáng một lúc trước khi đóng bỉm, hoặc quấn tã. Đồng thời, sau khi rốn của bé rụng, mẹ vẫn cần phải chăm sóc nó cho đến khi rốn bé hoàn toàn lành hẳn..Mỗi ngày, mẹ cần làm sạch đáy rốn bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn 1-2 lần và tiếp tục băng lại cho đến khi rốn bé liền sẹo (khoảng 1-2 tuần sau đó). Mẹ nên gấp mép của tã xuống dưới bụng để rốn được thông thoáng, không để nước tiểu dính vào rốn, khi cuống rốn rụng, mẹ có thể thấy một chút máu dính trên tã, điều này hoàn toàn bình thường. Và tuyệt đối không được dùng tay kéo cuống rốn của bé dù nó đã rụng gần hết.
Singlemum tổng hợp