Singlemum – Cách lựa chọn bình sữa cho bé bú mẹ như thế nào? Bình sữa và núm ty cho bé là những món đồ sơ sinh không thể thiếu, tuy nhiên, việc xuất hiện quá nhiều nhãn hiệu sản phẩm tương ứng nhưng chất lượng khác biệt khiến các mẹ khá “đau đầu” trong việc chọn lựa bình sữa và núm vú phù hợp cho bé. Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần nhớ khi mua bình sữa cho bé, mẹ cùng tham khảo bài viết nhé!
- Sữa bột nào tốt nhất hiện nay dành cho bé?
- Top sữa bột tốt nhất cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
- 5 nguyên tắc cần nhớ khi tập cho bé bú bình
Chúng ta đều biết sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ nhỏ. Vì vậy các bà mẹ luôn tận dụng tối đa thời gian nghỉ thai sản để chăm con và cho bé bú trực tiếp. Tuy nhiên, khi các bà mẹ đang chuẩn bị trở lại với công việc sau một thời gian nghỉ, có lẽ các bà mẹ sẽ tự hỏi mình phải chọn bình sữa nào cho con, để bé vừa bú bình nhưng vẫn tiếp tục bú sữa mẹ. Bạn sẽ thấy có rất nhiều lựa chọn trên thị trường sản phẩm cho bé – cũng như phương pháp ăn thay thế mà bạn không cần sử dụng một bình sữa nào. Tuy nhiên một sự thật là không phải tất cả các bình sữa đều tốt cho bé và có thể bạn sẽ mất một chút thời gian để thử nghiệm và tìm ra những gì là phù hợp với bé nhà bạn.
Và chúng tôi đã tiến hành điều tra, kết luận và muốn gửi tới bạn một số lời khuyên và thông tin một số bình sữa mà bạn có thể lựa chọn có thể coi là tốt nhất cho bé.
Bạn có thể đã nghe về một số trẻ thích bú bình và một khác sẽ từ chối bú bình. Sự lưỡng lự về núm vú, cũng như lượng sữa cho con sử dụng đều là hai vấn đề đáng quan tâm đối với các mẹ cho con bú. Việc lựa chọn một bình sữa được thiết kế cho các bé bú mẹ trong tâm trí có thể giúp bạn có một kinh nghiệm tốt khi chuyển từ bú mẹ sang bú bình. Vậy chúng ta cùng xem xét kỹ hơn các loại bình và núm vú trên thị trường.
Các loại bình sữa
Các bình sữa vận chuyển sữa ở nhiều dạng khác nhau, nhưng không có bình sữa nào đưa sữa ra chính xác như vú mẹ. Các loại bình mà bé nhà bạn có thể thích hơn thực sự phụ thuộc vào sở thích của từng cá nhân bé. Có ba loại hệ thống bình cơ bản:
– Bình van với mục đích giảm lượng khí di chuyển vào dạ dày bé khi bé bú.
– Bình được thiết kế với một van chân không khi bé mút.
– Các bình cho phép áp lực không hoặc dương.
Các bình cũng được làm bằng các vật liệu khác nhau bao gồm thuỷ tinh, nhựa, và cả thép không gỉ. Tất cả các bình nhựa trên thị trường hiện nay đều không có Bisphenol (BPA). Tuy nhiên, sữa dịch chuyển trong bình phụ thuộc không chỉ duy nhất là loại bình mà còn phụ thuộc vào núm bình đi kèm.
Các loại núm vú
Núm vú ảnh hưởng đến cả dòng chảy của sữa cũng như cách bé sử dụng lưỡi để bú. Tuỳ thuộc vào kích thước, hình dạng và vị trí các lỗ trên núm vú mà dòng sữa có thể chảy chậm, trung bình hoặc nhanh. Một số núm vú nhỏ ngắn còn một số khác lại rộng dài. Nói chung, núm vú lựa chọn dựa trên cơ sở độ rộng và kết cấu mềm mại là tốt nhất với những bé bú sữa mẹ. Núm vú phải đủ dài để bé có thể đưa sâu vào trong mình, nhưng cũng đủ ngắn để không khiến bé có cảm giác muốn nôn. Hầu hết các núm vú không có khả năng điều tiết lượng sữa giống như khi bé bú mẹ.
Điểm mấu chốt ở đây là một bé lại có một sự lựa chọn khác nhau vì vậy việc lựa chọn bình sữa cũng thực sự phụ thuộc vào nhu cầu của bé. Nếu bé nhà bạn sinh đủ tháng và phát triển bình thường thì bé có thể sử dụng hầu hết các sản phẩm đang có sẵn trên thị trường. Còn một số bé kén chọn hơn những bé khác hoặc có nhu cầu đặc biệt hơn thì bạn nên chọn các loại bình mà bé cần.
Một vú dụ về núm vú Calma dùng cho các bé đã được nghiên cứu dựa trên hành vi cho trẻ ăn. Núm vú được thiết kế để bé có thể kiểm soát được dòng chảy của sữa gần giống với bú mẹ. Sữa được chảy theo van chân không chứ không chỉ đơn giản là chảy thẳng vào miệng. Điều này cho phép bé nghỉ tự nhiên giữa các lượt bú.
Giúp bé làm quen với bú bình
Bên cạnh các bình thiết kế khác nhau thì thời gian và kỹ thuật cho bé bú bình cũng là một yếu tố quan trọng. Tốt nhất là bạn cho bé làm quen với bình một cách từ từ, với một lượng nhỏ sữa mẹ vắt ra trong mỗi cữ hàng ngày, xen kẽ với các cữ bú mẹ trực tiếp. Điều này sẽ giúp bé dễ bú và nhận biết được bú bình và bú mẹ trực tiếp. Bạn không nên thay thế hoàn toàn bú mẹ trực tiếp bằng bú bình trong thời gian làm quen này.
Một số mẹo nhỏ khi cho bé bú bình:
– Đặt bé thẳng trong vòng tay bạn
– Nghiêng chai vừa đủ để sữa chảy đến núm vú
– Chạm đầu núm vú vào môi bé và chờ đến khi miệng bé mở rộng (giống như khi bé bú mẹ)
– Đưa núm vú vào trong miệng bé
– Khi bé đưa núm vú vào trong miệng, nướu bé sẽ chạm đến phần rộng nhất của núm vú và môi sẽ ôm bên ngoài núm vú, giống miệng một con cá.
– Đôi môi bé sẽ tạo một khớp ngậm xung quanh núm vú. Không có sữa chảy ra từ khoé miệng bé (có thể bạn sẽ mất một thời gian để bé có khớp ngậm đúng)
– Quan sát bé bú
– Cho phép bé bú với nhịp thoải mái (không ép buộc) và dừng lại khi thấy bé đã hài lòng. Bạn nên cho bé dừng lại khi bé không muốn bú nữa và tiếp tục vào một lần khác để đảm bảo bé có hành vi ăn uống lành mạnh.
– Không cố ép bé ăn. Sau một lúc nghỉ ngơi, bé thấy đói bé sẽ tự bú nhiều hơn.
– Hãy đảm bảo có thời gian nghỉ để bé ợ hơi bởi khi bé bú bình sẽ có một lượng không khí vào dạ dày khiến bé khó chịu.
Singlemum tổng hợp