Medonthan – Ly hôn là một sự kiện thay đổi rất lớn trong cuộc sống. Đôi khi nó có thể tiến hành một cách nhẹ nhàng do sự đồng thuận hai bên. Nhưng cũng không ít trường hợp ly hôn dẫn đến sự tranh chấp giữa cả 2 vợ chồng. Dù bạn thuộc trường hợp nào thì việc tìm kiếm sự tư vấn của luật sư cũng là sự lựa chọn cần thiết để giảm thiểu những căng thẳng và thời gian mà bạn phải bỏ ra để làm thủ tục ly hôn. Vậy, bạn cần làm gì khi tiến hành thủ tục ly hôn theo luật ly hôn mới nhất?
Dưới đây chúng tôi cung cấp một số thông tin về thủ tục ly hôn nhằm giúp bạn có một cái nhìn cụ thể và có sự chuẩn bị khi tiến hành làm thủ tục này.
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 và Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 về thủ tục ly hôn và Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn như sau:
Thẩm quyền giải quyết ly hôn
- Thẩm quyền giải quyết ly hôn được quy định theo các trường hợp sau
Trường hợp cả vợ/chồng thuận tình ly hôn (không có yếu tố nước ngoài), (căn cứ điểm h khoản 2 Điều 35 BLTTDS), thì vợ/chồng có quyền thỏa thuận, lựa chọn nộp đơn kiện tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết: TAND quận (huyện) nơi cả anh/chị có hộ khẩu thường trú, tạm trú; nếu vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú ở 2 nơi khác nhau thì anh/chị sẽ thỏa thuận nộp đơn kiện tại TAND quận (huyện) nơi của ông hoặc bà có hộ khẩu thường trú, tạm trú.
Đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài thẩm quyền giải quyết do TAND cấp tỉnh,Thành phố trực thuộc trung ương giải quyết (Điều 34 BLTTDS) nơi vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú.
- Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ/chồng, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Đối với hôn nhân không có yếu tố nước ngoài: (Điều 33 BLTTDS) cơ quan có thẩm quyền giải quyết TAND quận (huyện) nơi cả vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú; nếu vợ/chồng có hộ khẩu thường trú ở 2 nơi khác nhau thì đơn kiện sẽ nộp tại TAND quận (huyện) nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú, tạm trú (điểm a khoản 1 điều 35 BLTTDS giải quyết ), hoặc nếu thỏa thuận được thì đơn của vợ/chồng có thể nộp tại TAND quận (huyện) nơi nguyên đơn có hộ khẩu thường trú, tạm trú (điểm b khoản 1 điều 35 BLTTDS)
Đối với kết hôn có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền giải quyết do TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết (Điều 34 BLTTDS) nơi vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú.
- Thời hạn giải quyết
Căn cứ (Điều 171 BLTTDS, điểm a khoản 1 Điều 179 BLTTDS) thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, nếu vụ án phức tạp thì có thể gia hạn thêm 2 tháng nữa (nghĩa là 6 tháng) (quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 BLTTDS).
- Thủ tục ly hôn
Căn cứ Điều 164,165 BLTTDS. Khi anh/chị làm thủ tục ly hôn thì các giấy tờ cần thiết để giải quyết về ly hôn; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Nếu có con chung (giấy khai sinh của con); Giấy tờ chứng minh tài sản riêng/chung của vợ/chồng (nếu có); Giấy tờ về nhân thân của vợ/chồng như giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú.
- Trình tự thủ tục ly hôn
– Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
– Tòa án thụ lý đơn, xem xét đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người viết đơn ly hôn;
– Người xin ly hôn nộp án phí và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án;
– Sau khi nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án, vụ án ly hôn chính thức được Tòa án giải quyết.
- Hồ sơ bao gồm
– Đơn xin ly hôn
– Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính);
– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn ( trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
– Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);
– Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);
– Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu;
– Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.
- Thời gian giải quyết ly hôn
– Thời gian giải quyết vụ án tùy thuộc vào việc giải quyết các nội dung quan hệ vợ chồng;
– Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 3-6 tháng.
>>> Luật ly hôn gia đình: Nguyên tắc phân chia tài sản
Medonthan theo luatsuthudo
Bình luận bị đóng