Tròn 1 tuổi, bé vẫn chưa nhận biết được đồ chơi nhưng lại rất vồ vập tham gia với các bạn đồng lứa. Đây chính là điểm khởi đầu cho sự phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội của bé.
Suy nghĩ, tình cảm, cơ thể của bé phát triển theo từng ngày. Do vậy, các bậc cha mẹ nên theo sát, tìm hiểu kỹ lưỡng để chăm sóc cũng như khuyến khích bé phát triển tốt.
Bé phát triển nhờ thành công
Mỗi bước phát triển có tác động giúp bé tiến bộ từng này. Bước tiến bộ đó được thể hiện bằng những cử chỉ giản đơn như bé tự cỏi bỏ tất. Lời khen ngợi và động viên của cha mẹ sẽ giúp bé tăng niềm vui cũng như sự tự tin.
Các hoạt động cơ bắp
Kỹ năng cơ bắp của bé đặc biệt phát triển ở thời kỳ này. Biểu hiện rõ nhất là việc bé chập chững tập đi. Bé có thể ngại leo cao lên những đồ chơi có kích thước lớn. Do vậy, bạn hãy kiên nhẫn động viên bé qua mỗi bước chuyển động.
Tính hiếu kỳ
Bé thực sự là nhà thám hiểm tí hon, không mệt mỏi khám phá những điều mới trong thể giới xung quanh. Tính tò mò của bé không có giới hạn. Do vậy, bạn đừng hốt hoảng khi thấy bé chui vào gầm giường hoặc mò mẫm nơi góc tủ.
Bé rất thích được động viên
Giai đoạn 1 tuổi, bé rất cần được động viên bằng tình cảm. Hoạt động và biến đổi của bé diễn ra hàng ngày nên bạn cần đầu tư thật nhiều thời gian cho bé. Rất dễ nhận thấy bé tỏ thái độ nhàm chán trong không khí tĩnh lặng. Do vậy, bạn hãy cố gắng sáng tạo cho bé mỗi ngày một trò chơi mới.
Bé dễ khóc và dễ hờn
Bởi mới làm quen với cuộc sống 12 tháng nên bé kém khả năng chịu đựng. Bé rất dễ dỗi hờn nếu như ý thích của chúng không được đáp ứng. Đây cũng chính là lý do bé khóc nếu đồ chơi không vừa ý.
Luyện tính tự chủ cho bé
Thời kỳ bé tập đi cũng là thời kỳ chúng bắt đầu biết tự quyết định cho bản thân, ví dụ như chọn đồ chơi, leo lên giường đi ngủ. Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng luyện cho bé cách tự chủ và biết kìm chế bản thân.
Tình yêu của cha mẹ