Singlemum – Những loại thực phẩm xay nhuyễn mềm và xốp vẫn được ưu tiên hàng đầu. Vì những món ăn được xay nhuyễn này giúp bé ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này. Khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn.
Khi bước vào giai đoạn moc răng cũng là giai đoạn trẻ nhỏ bắt đầu có những thay đổi thói quen trong ăn uống. Đây cũng là giai đoạn các bâc cha mẹ nên cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chế độ dinh dưỡng cho bé. Để bé có sự phát triển răng miệng khỏe mạnh và toàn diện.
1. Dinh dưỡng cho bé thời kì bé mọc 2 răng
Trong giai đoạn từ 4-8 tháng bé sẽ mọc 2 răng cửa và sẽ bắt đầu có các hành động như nhai đũa, muỗng, mút tay (bắt chước người lớn)…
Trong giai đoạn này các mẹ nên cho bé ăn các thức ăn mềm để bé ăn uống dễ dàng, một số món ăn phù hợp với bé, như: khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc,…
Tránh xa những thức ăn quá nóng hay quá lạnh, vì chúng đều không có tốt cho sự phát triển của răng bé. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho bé hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
2. Dinh dưỡng cho thời kì bé mọc 4 răng
Trong giai đoạn từ 8-12 tháng bé sẽ mọc thêm 2 răng nữa. Do đó, dinh dưỡng cho bé lúc này cũng cần nhiều hơn.
Những loại thực phẩm xay nhuyễn mềm và xốp vẫn được ưu tiên hàng đầu. Vì những món ăn được xay nhuyễn này giúp bé ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn
Với các loại trái cây hoặc rau củ, bạn có thể sơ chế bằng cách luộc chín. Hoặc cho vào máy xay sinh tố nghiền đến khi thật nhuyễn. Có thể cho bé ăn dặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh. Nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn, nhưng cần lưu ý là đồ ăn không được quá lạnh.
3. Dinh dưỡng trong thời kì bé mọc từ 6 đến 8 răng
Đến giai đoạn này, bé không còn bị những cơn đau răng làm cho khó chịu như khi mới mọc răng. Do đó, việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn.
Lúc này răng của bé cũng đã từ từ thích nghi với những loại thực phẩm rắn hơn. Chức năng tiêu hóa cũng dần trở nên hoàn chỉnh. Có thể cho bé ăn các loại thực phẩm như trứng, rau. Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin. Và các dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn mọc răng.
4. Dinh dưỡng thời kì bé mọc từ 8 đến 12 răng
Lúc này kỹ năng nhai của bé cũng cần được tăng cường nhiều hơn.
Bạn nên bổ sung vào thực đơn của bé các món mới như: đậu hũ ghiền, thịt băm nhỏ,,,,
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé ăn những thức ăn rắn như bánh mì, gạo, rau, thịt, xúc xích (có thể chế biến xúc xích thành những món ăn bắt mắt vào bữa sáng cho bé)
5. Dinh dưỡng cho giai đoạn răng hoàn thiện và ổn định
Trong giai đoạn từ 16-20 tháng, các bé đã có từ 12 đến 20 cái răng, lúc này các răng của bé dần dần hoàn thiện và ổn định. Do đó, bạn có thể cho bé ăn thực phẩm của người lớn, như: gạo, mì, đậu tương, thịt,…
Ngoài ra, để làm dịu bớt những cơn đau do mọc răng gây ra cho bé, bạn có thể cho bé những đồ uống mát. Với bé trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Hoặc có thể bé uống nước ép trái cây pha với nước. Khi bé trên 12 tháng bạn có thể cho uống sữa lạnh, vì các bé rất thích đồ uống này.
Với các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng. Để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, đồng thời cũng giúp bé bớt quấy khóc hơn khi bị đau.
Singlemum tổng hợp