Medonthan – Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8 hết sức quan trọng, vì giai đoạn này bé cần được bổ sung nhiều canxi và nhiều dưỡng chất cho quá tăng thể trọng, phát triển hệ thần kinh cho bé. Thời kì mang thai tháng thứ 8 có nhiều vấn đề các mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cũng như nên làm gì ở giai đoạn này. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8 phải như thế nào?
1. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8
Trong tháng thứ 8, hệ thần kinh trung ương và phổi đang trưởng thành. Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan cũng có thể sản xuất chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất, vài tuần tiếp theo bé chỉ dành để tăng cân đều đều để chờ ngày gặp mẹ nữa thôi.
Khoảng thời gian này, mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề sinh non. Vì những bé sinh ra trong thời gian này, nếu không gặp vấn đề bất thường gì khác, đều khỏe mạnh. Có thể bé sẽ phải nằm trong lòng ấp một thời gian. Tuy nhiên, về sau, bé vẫn phát triển khỏe mạnh như những đứa trẻ đủ tháng khác thôi.
2. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 8
Thai càng lớn khiến tử cung đẩy lên cơ hoành chèn vào dạ dày có thể làm bạn bị hụt hơi và ợ nóng. Táo bón cũng là một trong những nỗi khó chịu không tên làm phiền bạn trong giai đoạn này. Mẹ có thể hạn chế bằng cách tăng cường thêm nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Tránh thực phẩm khó tiêu hóa và tránh ăn quá nhiều trong cùng một bữa. Chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ và ăn thường xuyên hơn.
Ngoài ra, mẹ vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của mình. Tăng cường thực phẩm chứa sắt, canxi, axit folic…
3. Tập luyện khi mang thai tháng thứ 8
Chỉ còn 1 tháng nữa bé cưng đã chào đời nên những bài tập cần vận động nhiều sẽ không còn phụ hợp với bạn nữa. Bạn chỉ nên tập những bài tập yoga nhẹ nhàng. Bài tập này sẽ giúp bạn thư giãn, thoải mái. Đồng thời, cũng hỗ trợ khá nhiều cho quá trình sinh nở sắp tới của mẹ nữa đấy!
Trước buổi tập khoảng 1 giờ, bạn nên ăn nhẹ để tránh bị tụt đường huyết khi đang luyện tập. Sau khi tập xong, tiếp tục ăn nhẹ để nạp thêm năng lượng trong vòng 1 giờ sau đó.
4. Làm đẹp khi mang thai tháng thứ 8
– Làm tóc: Để tiện cho việc ở cữ sau khi sinh, mẹ có thể suy nghĩ đến việc cắt tóc ngắn. Tuy nhiên, nếu vẫn tiếc mái tóc dài của mình, mẹ bầu cũng nên nghĩ ra vài kiểu cho mái tóc dài của mình. Búi tóc hoặc cột đuôi gà là hai lựa chọn lý tưởng vừa giúp tăng vẻ trẻ trung vừa giúp ăn gian chiều cao cho mẹ bầu nấm lùn.
– Mồ hôi: Bạn sẽ cảm thấy nóng bức và đổ nhiều mồ hơi hơn trong tháng thứ 8 này. Một số mẹo nhỏ giúp bạn hạn chế việc tiết mồ hôi: ống nhiều nước, tránh làm việc hoặc luyện tập trong môi trường nhiệt độ cao, mặc quần áo chất liệu thoáng mát, không uống đồ uống nóng và thức ăn cay, luôn mang theo quạt cầm tay, dùng phấn rôm để hạn chế cảm giác nhờn rít.
5. Lưu ý khi mang thai tháng thứ 8
– Đau lưng: Bạn nên báo cho bác sĩ nếu như bị đau thắt lưng một cách bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của sinh non. Nếu không phải do sinh non thì chứng đau lưng của bạn là do tử cung đang lớn lên và do sự thay đổi hormone. Để giảm đau lưng, bạn có thể nhờ anh xã massage nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một miếng băng gạc lạnh hoặc túi chườm nóng để giảm bớt cảm giác khó chịu.
– Đau tay: Trong giai đoạn này, những mô ở cổ tay bạn sẽ giữ nước làm tăng áp lực lên xương ống tay, làm bạn có thể cảm thấy đau đau, thậm chí tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay. Nếu quá đau, bạn có thể thử đeo thanh nẹp để ổn định cổ tay hoặc kê cao tay lên gối khi ngủ. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải vận động tay thường xuyên (chẳng hạn như trên bàn phím hay trên dây chuyền lắp ráp), nhớ thường xuyên duỗi tay khi nghỉ giải lao.
Để bé phát triển tốt ở giai đoạn này, cần phải có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8 hợp lí và đúng cách. Đồng thời, các bà mẹ cũng phải lưu ý trong việc giữ gìn sức khỏe, tâm trạng thật vững vàng để chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ mình chào đời.
Thực đơn cho bà bầu mang thai 3 tháng cuối
Medonthan (tổng hợp)