Medonthan – Mang thai tháng thứ 3 thực sự là 1 cột mốc vô cùng quan trọng của quá trình mang thai. Đến cuối tháng này, bạn sẽ hoàn thành 3 tháng đầu của thai kỳ và không còn 1 số triệu chứng khó chịu “hành hạ” dai dẳng như ốm nghén, buồn nôn và mệt mỏi.
- Mang thai tháng thứ 2
- Thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai kì
- 3 tháng đầu mang thai kiêng ăn gì?
- Thực đơn cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Sự phát triển của bé
- Khớp được hình thành
Các khớp ở chân tay cho phép em bé có thể uốn cong tay và chân. Xương và sụn cũng đang hình thành, củng cố hệ thống xương của bé.
- Chồi răng được hình thành
Những chồi răng của bé đang hình thành nhằm phục vụ cho việc mọc răng sau này.
- Phát triển phản xạ nuốt
Khi ở trong nước ối, em bé của bạn cũng đã bắt đầu nuốt nó. Phản xạ này sẽ giúp bé tồn tại được khi ra khỏi bụng mẹ và được cho bú.
- Sự kết hợp giữa não và cơ thể
Các tế bào thần kinh khác sẽ xuất hiện thêm ở não vào lúc này. Não bộ cũng bắt đầu kiểm soát các chuyển động của tay và chân. Bạn có thể quan sát những chuyển động này trong khi siêu âm.
Mang thai tháng thứ 3 và sự thay đổi thể trạng của người mẹ
- Hiện trạng:
Bánh nhau bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ sản xuất nội tiết tố để hỗ trợ cho thai. Do vậy, nguy cơ sẩy thai có giảm đi. Một đường sậm màu, gọi là đường đen, xuất hiện dọc giữa bụng do ảnh hưởng của nội tiết tố, và sẽ phai đi sau khi mẹ bầu sinh. Trên mặt bạn sẽ xuất hiện những vết sậm màu gọi là rám da và cũng sẽ phai đi sau sinh. Tử cung bạn to bằng trái bưởi và mẹ bầu bắt đầu tăng cân.
Thời gian này, bạn có thể tăng thêm 1-3 kg. Trong 1 số trường hợp hiếm gặp, con số này cũng có thể lên đến 4kg. Mặc dù việc tăng cân trong thời kỳ mang thai là 1 dấu hiệu tốt nhưng tăng cân quá mức có thể là 1 điều cần được quan tâm. Vì thế, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học để giữ 1 trọng lượng phù hợp trong thai kỳ.
- Bụng to dần
Đến cuối tháng thứ 3, bụng bạn sẽ bắt đầu phình to nhưng chưa nhiều. Vì thế, có mẹ thậm chí đến thời điểm này vẫn chưa nhận ra là mình đã mang thai.
- Đi tiểu thường xuyên
Tử cung phồng lên sẽ gây 1 áp lực lên bàng quang của bạn, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Hãy nhớ rằng, các triệu chứng này có thể kéo dài đến cuối của thai kỳ.
- Táo bón và ợ nóng
Do thay đổi nội tiết tố và sinh lý, bạn cũng có thể bị táo bón và ợ nóng thường xuyên. Cách tốt nhất để đối phó với điều này là phải ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Để hạn chế bị ợ nóng, bạn nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, ăn thành nhiều bữa và cách nhau đều nhau để tránh sự trào ngược axit.
- Choáng váng
Vào cuối tháng thứ 3, bạn có thể hay cảm thấy choáng váng, hoa mắt chóng mặt. Điều này là do các hormone progesterone gửi nhiều máu hơn đến em bé trong bụng mẹ, làm chậm quá trình chuyển máu vào cơ thể người mẹ nên xảy ra hiện tượng này.
Ngoài ra, nhiều bà bầu cũng vẫn có thể gặp những cơn ốm nghén, buồn nôn, nhạy cảm với 1 số loại mùi nhất định và mệt mỏi.
Cấm kỵ trong tháng tháng thứ 3 có thai
Tháng này vẫn thuộc giai đoạn dễ sẩy thai nên vẫn phải tránh những hoạt động có thể gây sẩy thai và vẫn không thể quan hệ tình dục.
Không được sử dụng thuốc tuỳ tiện. Những loại thuốc dưới đây có thể gây nguy hại cho thai phụ ở thời kì đầu: thuốc cảm, thuốc điều trị lao, thuốc ngủ, thuốc hạ sốt, thuốc tiêu viêm, thuốc lợi tiểu…. Nhưng điều này không có nghĩa là phải cố chịu đựng khi cơ thể cảm thấy khó chịu, mà phải nhanh chóng đến bệnh viện và nói rõ tình hình mang thai cho bác sĩ biết để bác sĩ cho thuốc hoặc áp dụng những biện pháp điều trị khác.
Xem thêm >>> Mang thai tháng thứ 4
Medonthan (Tổng hợp)
Bình luận bị đóng